Bảo tàng Mỹ thuật Việt Nam ra mắt công nghệ tham quan trực tuyến 3D
29/08/2021 07:43
Sau một thời gian thử nghiệm, ngày 28/8, Bảo tàng Mỹ thuật Việt Nam chính thức ra mắt công nghệ tham quan trực tuyến 3D Tour (tiếng Việt và tiếng Anh), được tích hợp trên website của Bảo tàng (vnfam.vn).
3D Tour là kết quả của quá trình nghiên cứu, phát triển ý tưởng và triển khai thực hiện của Bảo tàng Mỹ thuật Việt Nam, cùng sự chung tay giúp sức của các đồng nghiệp và bạn bè trong nước và quốc tế, với mong muốn truyền cảm hứng, lan toả tình yêu với nghệ thuật và di sản, và đưa Bảo tàng Mỹ thuật Việt Nam đến gần hơn với công chúng.
Trong bối cảnh đại dịch COVID-19 tiếp tục diễn biến phức tạp, các bảo tàng và di tích vẫn phải tạm dừng đón khách tham quan thì công nghệ chính là cầu nối hữu hiệu nhất để các di tích và bảo tàng có thể tiếp cận với công chúng.
Để thực hiện tham quan trực tuyến, người xem có thể click vào đường link https://3d.vnfam.vn/vi (bản tiếng Việt) hoặc https://3d.vnfam.vn/en (bản tiếng Anh) và thực hiện theo chỉ dẫn.
Hình ảnh khi tham quan trưng bày tại Bào tàng Mỹ thuật Việt Nam qua 3D Tour. |
Với nội dung bằng tiếng Việt và tiếng Anh, công chúng ở bất kỳ đâu trên thế giới đều có thể tự do khám phá không gian trưng bày thường xuyên của bảo tàng, chiêm ngưỡng những tác phẩm nghệ thuật và nghe lời giới thiệu chung về các chủ đề trưng bày. Bên cạnh đó, 100 hiện vật tiêu biểu được giới thiệu trong ứng dụng thuyết minh đa phương tiện iMuseum VFA cũng được liên kết với trưng bày trực tuyến 3D Tour, được gắn biểu tượng nổi bật giúp du khách dễ dàng nhận ra.
Đặc biệt, video với độ phân giải cao giới thiệu hai Bảo vật quốc gia: Phật bà Quan Âm thế kỷ XVI và bức Bình phong của họa sỹ Nguyễn Gia Trí được đầu tư kỹ lưỡng về hình ảnh và câu chuyện sẽ giúp du khách được tận mắt chiêm ngưỡng vẻ đẹp và cảm nhận giá trị lịch sử, nghệ thuật của những kiệt tác này.
Tour tham quan trực tuyến hoàn toàn miễn phí. Đây là nỗ lực và kết quả của quá trình nghiên cứu, phát triển ý tưởng và triển khai thực hiện của các cán bộ bảo tàng, cùng sự chung tay giúp sức của các đồng nghiệp và bạn bè trong nước và quốc tế, với mong muốn truyền cảm hứng, lan toả tình yêu với nghệ thuật và di sản, và đưa Bảo tàng Mỹ thuật Việt Nam đến gần hơn với công chúng.
Việc ứng dụng công nghệ thông tin vào công tác bảo tồn, phát huy giá trị di sản văn hóa nói chung và di sản mỹ thuật nói riêng cũng là bước cụ thể hóa chủ trương của lãnh đạo Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch trong việc triển khai các hoạt động theo chương trình chuyển đổi số quốc gia đến năm 2025, định hướng đến năm 2030 của Chính phủ./.
Các bài viết cùng chuyên mục
Hoa cúc tốt đủ bề nhưng không dùng loại bán trưng Tết
Để tiếng cồng chiêng luôn ngân vang, rộn rã nơi vùng biên giới
Tạo hành lang pháp lý thuận lợi nhất cho hoạt động quản lý và bảo vệ di sản văn hóa dưới nước
Nhiều hoạt động, chương trình hấp dẫn hút khách dịp Tết Nguyên đán
Loại đồ uống khoái khẩu dịp Tết làm tăng nguy cơ mắc 7 loại ung thư
Nâng tầm lễ hội đền Trần Thái Bình
Tu bổ di tích ưu tiên sử dụng phương pháp thi công truyền thống
Việc quản lý, bảo vệ và phát huy giá trị di sản phải được lập thành Đề án
Giải thưởng Du lịch ASEAN 2025 gọi tên điểm du lịch cộng đồng Cồn Chim
Những điểm đến du khách quốc tế ghé thăm nhiều nhất trong năm 2024