Tu bổ di tích ưu tiên sử dụng phương pháp thi công truyền thống
25/01/2025 11:18
Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch đang dự thảo Thông tư quy định chi tiết một số quy định về bảo quản, tu bổ, phục hồi di tích.
Tu bổ di tích ưu tiên sử dụng phương pháp thi công truyền thống
Dự thảo Thông tư yêu cầu hoạt động thiết kế bản vẽ thi công tu bổ di tích phải được lập trên cơ sở nghiên cứu, xác định đặc điểm, giá trị, tình trạng kỹ thuật, kết quả khảo sát liên quan đến di tích và phải tuân thủ thiết kế cơ sở của dự án tu bổ di tích đã được phê duyệt.
Ưu tiên sử dụng các giải pháp kỹ thuật truyền thống (trường hợp giải pháp kỹ thuật truyền thống không đáp ứng yêu cầu về tu bổ di tích thì được áp dụng giải pháp kỹ thuật, công nghệ hiện đại phù hợp, đã được kiểm nghiệm trong thực tế và không làm ảnh hưởng đến yếu tố gốc, giá trị của di tích). Ưu tiên bảo quản, gia cố, gia cường di tích trước khi áp dụng phương án tu bổ, phục hồi di tích.
Thường xuyên tham vấn ý kiến nhân chứng lịch sử, chuyên gia, nghệ nhân và cộng đồng dân cư nơi có di tích.
Tu bổ di tích phải được thực hiện dưới sự giám sát của cộng đồng dân cư
Trong hoạt động thi công tu bổ di tích, dự thảo yêu cầu phải tuân thủ thiết kế bản vẽ thi công tu bổ di tích đã được phê duyệt, quy định về quản lý chất lượng, tiến độ, khối lượng thi công, an toàn lao động và các quy định pháp luật có liên quan.
Ưu tiên sử dụng phương pháp thi công truyền thống, chú trọng bảo tồn các yếu tố gốc cấu thành di tích, bảo vệ cấu kiện, thành phần kiến trúc trong suốt quá trình thi công tu bổ di tích.
Hoạt động thi công tu bổ di tích phải được thực hiện dưới sự giám sát của cộng đồng dân cư nơi có di tích; thường xuyên tham vấn ý kiến nhân chứng lịch sử, chuyên gia, nghệ nhân và cộng đồng dân cư nơi có di tích.
Hồ sơ tu sửa cấp thiết di tích phải thuyết minh lý do, nguy cơ gây xuống cấp, sập đổ di tích
Dự thảo cũng đề xuất quy định về tu sửa cấp thiết, bảo quản định kỳ di tích hoặc đối tượng kiểm kê di tích.
Theo đó, hồ sơ tu sửa cấp thiết, bảo quản định kỳ di tích hoặc đối tượng kiểm kê di tích bao gồm:
1. Thuyết minh lý do tu sửa cấp thiết, bảo quản định kỳ, nêu rõ tình trạng kỹ thuật và các nguy cơ gây xuống cấp, sập đổ, hủy hoại di tích hoặc đối tượng kiểm kê di tích; đề xuất phương án tu sửa cấp thiết, bảo quản định kỳ.
2. Ảnh in màu, kích thước 10 x 15 cm trở lên, mô tả hiện trạng xuống cấp của di tích hoặc đối tượng kiểm kê di tích tại thời điểm lập hồ sơ.
3. Bản vẽ phương án tu sửa cấp thiết, bảo quản định kỳ.
4. Khái toán chi phí tu sửa cấp thiết, bảo quản định kỳ.
Dự thảo cũng nêu: Việc thẩm định, phê duyệt hồ sơ tu sửa cấp thiết, bảo quản định kỳ di tích hoặc đối tượng kiểm kê di tích thực hiện theo quy định của pháp luật về xây dựng sau khi có ý kiến bằng văn bản của Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch, Sở Văn hóa và Thể thao.
Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch, Sở Văn hóa và Thể thao có trách nhiệm tham gia ý kiến đối với hồ sơ tu sửa cấp thiết, bảo quản định kỳ di tích hoặc đối tượng kiểm kê di tích trong thời hạn 07 ngày, kể từ ngày nhận được đề nghị.
Việc thực hiện tu sửa cấp thiết, bảo quản định kỳ di tích hoặc đối tượng kiểm kê di tích có sự tham gia của tổ chức hoặc cá nhân có đủ điều kiện hành nghề thi công tu bổ di tích, có sự giám sát của Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch, Sở Văn hóa và Thể thao, đại diện tổ chức được giao quản lý, sử dụng di tích hoặc đối tượng kiểm kê di tích và đại diện Ban Giám sát đầu tư cộng đồng.
Trong thời hạn 07 ngày, kể từ khi hoàn thành việc tu sửa cấp thiết, bảo quản định kỳ, Giám đốc Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch, Giám đốc Sở Văn hóa và Thể thao có trách nhiệm báo cáo Ủy ban nhân dân cấp tỉnh về nội dung và kết quả tu sửa cấp thiết, bảo quản định kỳ; đối với di tích quốc gia đặc biệt và di tích quốc gia, phải báo cáo bằng văn bản về Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch.
Mời bạn đọc xem toàn văn dự thảo và góp ý tại đây.
Nước Nước
Nguồn chinhphu.vn
Các bài viết cùng chuyên mục
5 không khi uống bia
Ngày Sách Việt Nam 21/4: Nuôi dưỡng tình yêu sách của trẻ em
Tôn vinh vẻ đẹp phụ nữ các dân tộc qua triển lãm đầy màu sắc tại Hà Giang
Mãn nhãn với đại tiệc ánh sáng, âm nhạc tại trụ sở HĐND - UBND TP Hồ Chí Minh
Đại tiệc văn hóa, công nghệ trình chiếu ánh sáng chào mừng 50 năm Ngày Giải phóng miền Nam
Rực rỡ không gian Festival khinh khí cầu Bình Thuận - năm 2025
Ngày Sách Việt Nam 21/4: Bồi đắp tri thức, kết nối cộng đồng
Top 5 loại rau thơm ăn hằng ngày giúp sống thọ hơn
Festival Phở 2025: Hội tụ tinh hoa Phở Việt ba miền
Lịch truyền hình trực tiếp Lễ diễu binh, diễu hành cấp quốc gia kỷ niệm 50 năm Ngày Giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước