Chứng khoán Việt Nam sáng 16/5: Cổ phiếu vốn hóa lớn ngập trong sắc đỏ
16/05/2025 17:41
Cuối phiên sáng 16/5, VN-Index giảm 5,31 điểm xuống 1.307,89 điểm; khối lượng giao dịch đạt hơn 450,8 triệu cổ phiếu, tương ứng trên 9.658,2 tỷ đồng; toàn sàn có 159 mã giảm giá.
Khách hàng giao dịch tại Hội sở chính Công ty Chứng khoán Bảo Việt. (Ảnh: Trần Việt/TTXVN)
Thị trường chứng khoán sáng 16/5 diễn biến khá tiêu cực khi một loạt mã cổ phiếu trụ cột giảm giá.
Hàng loạt mã cổ phiếu trụ cột ngành ngân hàng giảm khá mạnh, gây áp lực lên thị trường chung. Cụ thể, VPB giảm 2,16%, STB giảm 1,6%, SGB giảm 1,57%, SSB giảm 1,55%, BID giảm 1,47%, SHB giảm 1,45%, NAB giảm 1,43%, CTG giảm 1,38%, VCB giảm 1,36%, OCB giảm 1,35%, TCB giảm 1,34%, VIB giảm 1,33%, TPB giảm 1,09%, MBB giảm 1%...
Trong rổ VN30 có tới 23 mã giảm giá, trong khi chỉ có 7 mã tăng giá. Ngoài các mã ngân hàng thuộc rổ VN30 giảm giá, các mã đầu ngành khác như FPT giảm 1,84%, VJC giảm 1,21%, GVR giảm 1,07%.
Nhóm công nghệ thông tin đang chịu áp lực bán mạnh với các mã như PIA giảm 8,9%, FPT giảm gần 2%, CMG giảm 1,8%, POT giảm 0,62%...
Ở chiều ngược lại, cổ phiếu tiêu dùng không thiết yếu là nhóm ngành có đà tăng mạnh nhờ VPL tiếp tục tăng kịch trần, GEE tăng kịch trần, GEX tăng 2,38%, PLX tăng 0,56%... Tuy nhiên, sắc đỏ vẫn còn ghi nhận ở một số mã như PNJ giảm 3,67%, MWG giảm 0,62%, FRT giảm 1,03%.
HNX-Index tăng 0,2 điểm lên 219,48 điểm. Khối lượng giao dịch đạt hơn 44,4 triệu cổ phiếu, tương ứng hơn 5.88,7 tỷ đồng. Toàn sàn có 57 mã tăng giá, 81 mã giảm giá và 51 mã đứng giá.
UPCOM-Index giảm 0,02 điểm xuống 95,52 điểm. Khối lượng giao dịch đạt hơn 39,5 triệu cổ phiếu, tương ứng hơn 259,2 tỷ đồng. Toàn sàn có 141 mã tăng giá, 114 mã giảm giá và 117 mã đứng giá.
Trước đó, hai chỉ số chứng khoán chính của Mỹ tăng điểm trong phiên 15/5 sau số liệu kinh tế từ Mỹ và thị trường đang chờ đợi những thông báo tiếp theo từ Mỹ về các thỏa thuận thương mại.
Số liệu cho thấy doanh số bán lẻ của Mỹ gần như đi ngang trong tháng 4/2025, trong khi chỉ số giá sản xuất (PPI) bất ngờ giảm trong cùng tháng.
Chuyên gia Art Hogan của công ty quản lý tài sản B. Riley Wealth Management nhận định thị trường đang trong trạng thái bị chi phối bởi những thông tin thương mại.
Sau sự sụt giảm vào đầu tháng 4/2025 do kế hoạch áp thuế quan của Tổng thống Donald Trump, thị trường chứng khoán đã phục hồi trong những tuần gần đây khi ông Trump rút lại một số mức thuế "nặng" nhất, đồng thời công bố thỏa thuận thương mại với Anh và giảm leo thang căng thẳng thương mại với Trung Quốc.
Tuy nhiên, ông Hogan cho rằng thị trường đang chuẩn bị cho một cú sốc lạm phát vào cuối năm 2025 do sự thay đổi chính sách thuế quan./.
Nguồn: vietnamplus.vn
Các bài viết cùng chuyên mục
Giá vàng thế giới tăng hơn 1% sau số liệu kinh tế Mỹ kém khả quan
Đẩy nhanh thể chế hóa Nghị quyết 68 để kinh tế tư nhân "bứt tốc"
Lãi suất ngân hàng ngày 16/5: Một ngân hàng giảm lãi suất tại tất cả các kỳ hạn
Tỷ giá ngày 16/5: Đồng USD tại các ngân hàng thương mại không có biến động
Điều chỉnh nội dung Chương trình phát triển kinh tế-xã hội vùng dân tộc thiểu số
Lãi suất ngân hàng ngày 15/5: Ngân hàng nào có lãi suất tốt nhất kỳ hạn ngắn?
Giá vàng thế giới giảm hơn 2%, xuống mức thấp nhất trong hơn một tháng
Việt Nam, Mỹ trao đổi cấp kỹ thuật về Hiệp định tránh đánh thuế hai lần
Bộ trưởng Đỗ Đức Duy: Không thể chủ quan dù xuất khẩu đã vượt 21 tỷ USD
Giảm VAT 2% hết năm 2026 để tạo nền tảng cho tăng trưởng hai con số