Trao giải cuộc thi viết về ẩm thực đặc sắc của TP Hồ Chí Minh
31/01/2024 13:14
Sau hơn một tháng diễn ra, cuộc thi “Đi tìm vị Sài thành” đã nhận được gần 200 tác phẩm với 42 món ăn, thức uống nổi bật tham gia đã tạo nên bức tranh đa sắc của văn hóa ẩm thực Sài Gòn - TP Hồ Chí Minh.
Chiều 29/1, Tạp chí Du lịch TP Hồ Chí Minh phối hợp với các đơn vị tổ chức tọa đàm “Sài thành - Vị giao hoà thương nhớ” và trao giải cuộc thi “Đi tìm vị Sài thành”.
Theo ban tổ chức, cuộc thi được phát động vào ngày 12/12/2023 và đến nay đã nhận được hơn 200 tác phẩm dự thi từ bạn đọc khắp mọi miền Tổ quốc gửi về ở nhiều thể loại: bài viết, bài ảnh và clip. Các tác phẩm của độc giả gửi tới đã phác thảo một bức tranh ẩm thực Sài Gòn - TP Hồ Chí Minh đa dạng và đậm dấu ấn phong vị. Đặc biệt, ban tổ chức nhận được nhiều bài dự thi có góc nhìn riêng với những kiến giải đầy cá tính và sự dày công nghiên cứu từ góc độ lịch sử, thổ nhưỡng, khí hậu...
Nhà báo Nguyễn Thị Thu Hà, Tổng biên tập Tạp chí Du lịch Thành phố Hồ Chí Minh cho biết: "Các tác phẩm dự thi mang đến cho chúng tôi một bức tranh về vị Sài thành thông qua từng góc nhìn, từng quan điểm khác biệt. Khi hỏi về vị Hà Nội, người ta có thể dễ dàng chọn ngay món phở để phản ánh tính đặc trưng, nhưng ẩm thực ở Sài Gòn - TP Hồ Chí Minh lại khác biệt. Ở đây, một món ăn không đủ để vẽ lên phong vị của thành phố này. Bên cạnh sự phong phú, ẩm thực của Sài Gòn còn là một bức tranh rộng lớn hơn về văn hóa và lịch sử”.
Theo bà Nguyễn Thị Thu Hà, “tình thương” và “lòng nhớ” là hai đặc trưng tiêu biểu trong ẩm thực Sài Gòn - TP Hồ Chí Minh. Nếu “tình thương” là một đặc tính của người miền Nam hào sảng, nghĩa tình thì “lòng nhớ” chính là những gói ghém, chắt chiu tình cảm của dòng người tứ phương hội tụ về đây lập phố. Qua đó, mỗi món ăn ở Sài Gòn - TP Hồ Chí Minh không đơn giản chỉ là thứ lấp đầy bụng rỗng, đó còn là một phương tiện để giao tiếp văn hóa. Vì vậy, dù thời gian diễn ra khá ngắn ngủi nhưng ban tổ chức đã nhận về nhiều hơn cả sự mong đợi. Đó chính là tình yêu của độc giả với ẩm thực TP Hồ Chí Minh cùng sự dày công nghiên cứu của bạn đọc gửi gắm ở trong gần 200 bài thi.
Kết quả, ban tổ chức đã trao giải Nhất cho bài Phở Sài Gòn, vị ‘nostalgia’ của tác giả Huỳnh Thịnh; giải Nhì thuộc về bài Vị nhớ Sài thành của tác giả Ân Điền và tác giả Ngô Tú Ân đạt giải Ba với tác phẩm Sài Gòn - Tứ phương tròn một vị.
Các bài viết cùng chuyên mục
Tổng Bí thư Tô Lâm dự chương trình biểu diễn của Đoàn Nhà hát Ballet Quốc gia Cuba
Bức tường đất chùa Bổ Đà - kiến trúc dân gian hòa quyện con người và thiên nhiên
Tác dụng của quả chuối 'đặc biệt' nhất Việt Nam
Tuần phim kỷ niệm 80 năm thành lập Quân đội nhân dân Việt Nam
TS. Ngô Phương Lan tái đắc cử Chủ tịch Hiệp hội Xúc tiến phát triển Điện ảnh Việt Nam
Kỷ niệm 60 năm Bến Vũng Rô tiếp nhận chuyến hàng đầu tiên của Tàu Không số
Hơn 50 đầu sách được lựa chọn tham dự Hội chợ sách thiếu nhi quốc tế Busan
Người Nhật ăn cơm đều đặn nhưng không béo: 5 thói quen cần học tập
Tổ chức xây dựng mô hình bảo tồn, phát huy văn hóa phi vật thể các dân tộc thiểu số
Thêm 6 di tích được xếp hạng quốc gia đặc biệt