Thực phẩm ngày Tết có thể khiến người bệnh thận trở nặng nghiêm trọng
13/02/2024 13:22
Chế độ ăn uống ảnh hưởng trực tiếp đến chức năng của thận, người bệnh lựa chọn sai thực phẩm có thể bị tăng kali máu, nguy cơ tử vong nếu không được cấp cứu kịp thời.
PGS.TS Đỗ Gia Tuyển - nguyên Giám đốc Trung tâm Thận tiết niệu và lọc máu, Bệnh viện Bạch Mai (Hà Nội) giải đáp thắc mắc "bệnh nhân thận kiêng ăn gì ngày Tết”:
Các món ăn ngày Tết như bánh chưng, dưa muối, thịt đông và các thực phẩm như tôm, cá khô, xúc xích, thịt bò khô chứa hàm lượng muối cao, nhiều chất béo, không tốt cho người mắc bệnh thận có kèm thêm tăng huyết áp hoặc bị phù.
Ngoài những món nêu trên, các loại giò chả cũng có nhiều chất béo, hàm lượng protein khá cao. Do vậy, người suy thận chỉ nên ăn một lượng rất hạn chế, khoảng 100-150g/ngày và có thể ít hơn nữa nếu bệnh nhân suy thận kèm theo tăng huyết áp, suy tim hoặc suy thận giai đoạn điều trị bảo tồn chưa phải lọc máu chu kỳ.
Thức ăn từ phủ tạng của động vật như óc lợn, gan, dạ dày và một số thực phẩm như dưa giá, măng, dù là măng tươi hay khô, đều làm gia tăng nồng độ acid uric trong máu, nên tránh dùng ở những người mắc bệnh thận có tăng acid uric (bệnh gout) đi kèm.
Nước và trái cây là thực phẩm được khuyên dùng nhiều trong những ngày Tết nhưng chỉ phù hợp với người bình thường. Trường hợp bị suy thận ăn nhiều trái cây như cam, chuối, nho, đào, chanh, bưởi, táo... có nguy cơ tăng kali máu. Bệnh nhân có thể tử vong rất nhanh nếu như tăng kali máu gây rối loạn nhịp tim.
Người bệnh thận nên dùng nước đun sôi để nguội. Những người bị phù nhiều hoặc tăng huyết áp nên hạn chế uống nhiều. Tuyệt đối không uống rượu bia, các loại nước ngọt có ga vì dễ gây biến chứng về đột quỵ, nhất là người suy thận có tăng huyết áp.
Bệnh/Dinh dưỡng |
Viêm cầu thận có hội chứng thận hư | Suy thận mạn chưa lọc máu | Suy thận mạn đã lọc máu chu kỳ |
Chất béo | 20-25g/ngày | 35-40g/ngày, 2/3 có nguồn gốc thực vật | Hạn chế các loại thức ăn có chứa nhiều phốt pho như sữa, phô mai, cua, lòng đỏ trứng, rau quả khô |
Chất đạm | 1,5-2g/kg thể trọng/ngày | Duy trì khoảng 0,6g/kg thể trọng/ngày | Khi thải thải bớt ure, người bệnh có thể ăn vào một lượng đạm gần như người bình thường. |
Chất bột đường | Người bệnh có thể sử dụng các chất bột đường như các loại gạo, bột mì nhưng giảm lượng. | Người bệnh có thể sử dụng chất bột đường như mật ong, khoai sọ, khoai lang, miến dong, bột sắn dây. | Người bệnh thận đã lọc máu không cần kiêng nghiêm ngặt như người chưa cần lọc máu. Bệnh nhân có thể ăn như người bình thường, hạn chế tăng cân. |
Rau và trái cây | Dùng bình thường, nếu bệnh nhân tiểu ít, phù to hoặc có tràn dịch màng bụng, màng phổi cần hạn chế. | Nên dùng loại trái cây chứa hàm lượng đường cao và hàm lượng kali thấp. | Tránh ăn các loại trái cây như chuối, đu đủ, cam, nho, hạt dẻ, cà phê hay một số loại rau xanh như cải bắp, súp lơ... |
Nguồn vietnamnet.vn
Các bài viết cùng chuyên mục
Bức tường đất chùa Bổ Đà - kiến trúc dân gian hòa quyện con người và thiên nhiên
Tác dụng của quả chuối 'đặc biệt' nhất Việt Nam
Tuần phim kỷ niệm 80 năm thành lập Quân đội nhân dân Việt Nam
TS. Ngô Phương Lan tái đắc cử Chủ tịch Hiệp hội Xúc tiến phát triển Điện ảnh Việt Nam
Kỷ niệm 60 năm Bến Vũng Rô tiếp nhận chuyến hàng đầu tiên của Tàu Không số
Hơn 50 đầu sách được lựa chọn tham dự Hội chợ sách thiếu nhi quốc tế Busan
Người Nhật ăn cơm đều đặn nhưng không béo: 5 thói quen cần học tập
Tổ chức xây dựng mô hình bảo tồn, phát huy văn hóa phi vật thể các dân tộc thiểu số
Thêm 6 di tích được xếp hạng quốc gia đặc biệt
Xét tặng Giải thưởng Hồ Chí Minh, Giải thưởng Nhà nước về khoa học và công nghệ đợt 7