Điều gì xảy ra khi bạn ăn 2 lát gừng ngâm giấm mỗi ngày?
31/10/2024 17:37
Gừng ngâm giấm giúp giảm đau dạ dày, chữa mất ngủ kinh niên, cảm lạnh, giảm cân, ngăn rụng tóc, tăng sức đề kháng, hỗ trợ điều trị viêm khớp.
Lương y Đỗ Minh Tuấn - Hội Đông Y Hà Nội tư vấn:
Gừng là gia vị quen thuộc trong gian bếp của mỗi gia đình. Về mùa lạnh, gừng được dùng nhiều hơn để phòng lạnh. Trong Đông y, gừng được chia thành 2 loại chính là gừng tươi (Sinh Khương) và gừng khô (Can Khương) với 2 dược tính khác nhau.
Gừng có vị cay, tính ấm, có tác dụng tán hàn, ôn trung, cầm nôn, tiêu đàm, giải độc. Công dụng chữa cảm mạo phong hàn, nôn và buồn nôn do tỳ vị hư hàn, rối loạn tiêu hóa, tiêu chảy, chữa ho do ngoại cảm phong hàn hoặc ho lâu ngày do viêm phế quản cấp, mạn tính.
Trong nấu ăn, bạn nên dùng gừng tươi, có mùi thơm, kích thích vị giác, phòng ngừa ngộ độc, tán hàn giải biểu.
Gừng tươi khiến cơ thể đổ mồ hôi, toát nhiệt ra bên ngoài, chính là tán hàn giải biểu. Công dụng này của gừng phát huy tốt nếu cơ thể vừa nhiễm hàn lạnh như trúng gió, dính nước mưa. Bạn chỉ cần pha nước ấm nóng với mật ong.
Bài thuốc gừng ngâm giấm rất tốt, nhiều công dụng với sức khỏe. Các sách Đông y ghi chép lại gừng ngâm giấm giúp ngăn ngừa bệnh tật, chữa mất ngủ, cảm lạnh, hỗ trợ xương khớp, giảm cân.
Có 2 cách dùng gừng ngâm giấm:
Thứ nhất, bạn lấy 0,5kg gừng tươi, giấm gạo hoặc giấm táo và 1 lọ thủy tinh có nắp đậy kín.
Bạn rửa sạch củ gừng rồi thái lát mỏng. Lưu ý, bạn chọn gừng còn tươi mới có hiệu quả, giúp lưu thông máu và hỗ trợ hệ tiêu hóa.
Tiếp theo, xếp gừng vào bình thủy tinh rồi cho thêm 200ml giấm. Sau đó, đóng chặt nắp bình, bảo quản trong tủ lạnh. Ngâm gừng trong giấm chừng 7 ngày thì lấy ra dùng.
Thứ hai, bạn cho giấm vào nồi, nấu trên lửa nhỏ đến khi sôi, tắt bếp, thêm đường vào, nêm nếm để hỗn hợp có vị chua ngọt. Khi giấm nguội, bạn cho gừng cắt lát vào lọ thủy tinh, cho giấm vào, đậy kín, để khoảng 1 ngày là có thể dùng được, bảo quản giấm gừng ở nơi thoáng mát hoặc ngăn mát tủ lạnh.
Cách sử dụng gừng ngâm giấm hiệu quả nhất
- Bạn hãy ăn 2-3 lát gừng cùng bữa sáng.
- Không được ăn khi bụng đói có thể làm tổn thương dạ dày do gừng có tính nóng.
- Mỗi ngày chỉ nên ăn tối đa 3 lát gừng, ăn quá nhiều không tốt, không dùng liên tục trong thời gian dài.
Người bị viêm khớp, mỡ máu có thể lấy thêm 20ml nước giấm để tăng thêm tác dụng.
Buổi tối, bạn không nên ăn gừng. Nhưng trước khi ngủ có thể cho vài lát gừng ngâm giấm vào chậu nước ấm ngâm chân 30 phút cho đến khi nước nguội hẳn. Bạn dùng liên tục trong khoảng tháng rưỡi, làn da của bạn được cải thiện, chứng mất ngủ cũng không còn.
Nguồn vietnamnet.vn
Các bài viết cùng chuyên mục
Rừng Đỗ Quyên cổ thụ trên núi PuTaLeng lập kỷ lục có diện tích lớn nhất Việt Nam
5 phần thịt lợn khoái khẩu của nhiều người nhưng tiềm ẩn độc hại
Loại rau nào bổ dưỡng nhất?
Cố đô Huế - Nơi di sản thăng hoa
Quốc hội thông qua Luật Di sản văn hóa (sửa đổi)
Lan toả giá trị tốt đẹp từ những dự án "Hành động vì cộng đồng"
Nhiều hoạt động kỷ niệm 20 năm Phố cổ Hà Nội được xếp hạng Di tích lịch sử quốc gia
Vì sao không nên đi bộ hay chạy trên thang cuốn?
Khánh thành tôn tạo Tượng đài Chủ tịch Hồ Chí Minh tại Dominica
Báo chí chất lượng cao trong bối cảnh chuyển đổi số