Cách uống cà phê để giảm cân
04/02/2024 10:24
Uống 2-5 tách cà phê trở lên có thể giúp bạn giảm cân nhưng bạn cần cân nhắc tới thể trạng của mình.
Ăn kiêng và tập thể dục luôn là cốt lõi của các chiến lược giảm cân thành công. Tuy nhiên, theo các chuyên gia, có một cách chống béo không yêu cầu bạn thực hiện bất kỳ động tác nâng vật nặng nào. Không có gì bí mật về việc caffeine trong cà phê có thể là yếu tố hỗ trợ hoàn hảo trong hành trình giảm cân của bạn. Nhưng bạn cần uống như thế nào để đạt hiệu quả tốt nhất?
Tác dụng giảm cân của cà phê
Chuyên gia dinh dưỡng người Mỹ Tammy Lakatos Shames chia sẻ với Eat This rằng, mọi người có thể tiêu thụ 200 đến 400mg caffeine, tương đương 2-5 cốc cà phê mỗi ngày. Điều này phù hợp với một nghiên cứu của Đại học Harvard (Mỹ) cho thấy 4 cốc cà phê mỗi ngày có thể giúp giảm tới 4% lượng mỡ trong cơ thể.
Cà phê chứa caffeine, có tác dụng sinh nhiệt và có thể tăng tốc độ trao đổi chất, giúp bạn đốt cháy nhiều calo hơn. Một số nghiên cứu đã chỉ ra rằng cà phê có thể giảm chỉ số BMI, trọng lượng và lượng mỡ trong cơ thể. Cà phê cũng góp phần hạn chế sự thèm ăn và giảm cảm giác đói.
Nghiên cứu ghi nhận uống cà phê làm giảm lượng calo bạn hấp thụ vào bữa ăn tiếp theo, ngay cả khi bạn uống cà phê 4 giờ trước đó. Cà phê cũng chứa axit chlorogen, được chứng minh làm tăng quá trình đốt cháy chất béo và chậm quá trình hấp thụ carbohydrate.
Tất nhiên, bạn phải là một người uống cà phê nghiêm túc, nếu không sẽ ảnh hưởng tới quá trình giảm cân. Nếu thêm kem, sữa hoặc đường vào cà phê, bạn sẽ hấp thụ thêm calo.
Nghiên cứu mới được công bố trên tạp chí Dinh dưỡng lâm sàng cho thấy uống một tách cà phê mỗi ngày có thể giúp giảm cân, nhưng nếu thêm một thìa đường, lợi ích đó sẽ không còn.
Những người không nên uống cà phê
Bị hội chứng ruột kích thích: Chuyên gia dinh dưỡng người Mỹ Angel Planells cho biết: “Caffeine có thể làm tăng nhu động ruột, bao gồm nguy cơ tiêu chảy. Vì vậy, nếu bị hội chứng ruột kích thích, bạn nên hạn chế/tránh đồ uống chứa caffeine".
Bị tăng nhãn áp: Theo nghiên cứu của Mount Sinai, uống một lượng lớn caffeine làm người bị bệnh tăng nhãn áp trở nặng hơn.
Mắc bệnh tim: Nghiên cứu được công bố trên tạp chí Dinh dưỡng Lâm sàng kết luận huyết áp có thể tăng đột biến trong thời gian ngắn khi uống caffeine.
Rối loạn giấc ngủ: Nghiên cứu đăng tải trên tạp chí Y học về Giấc ngủ Lâm sàng cho thấy tiêu thụ caffeine thậm chí 6 giờ trước khi đi ngủ có khả năng làm gián đoạn giấc ngủ. Kết luận này dựa trên mức 400mg caffeine, tương đương với khoảng 4 tách cà phê.
Trào ngược dạ dày thực quản: Caffeine có thể làm lỏng cơ vòng thực quản dưới - van giữa thực quản và dạ dày. Điều này có thể khiến axit trong dạ dày đi vào thực quản, dẫn đến các triệu chứng trào ngược thực quản.
Nguồn vietnamnet.vn
Các bài viết cùng chuyên mục
Bức tường đất chùa Bổ Đà - kiến trúc dân gian hòa quyện con người và thiên nhiên
Tác dụng của quả chuối 'đặc biệt' nhất Việt Nam
Tuần phim kỷ niệm 80 năm thành lập Quân đội nhân dân Việt Nam
TS. Ngô Phương Lan tái đắc cử Chủ tịch Hiệp hội Xúc tiến phát triển Điện ảnh Việt Nam
Kỷ niệm 60 năm Bến Vũng Rô tiếp nhận chuyến hàng đầu tiên của Tàu Không số
Hơn 50 đầu sách được lựa chọn tham dự Hội chợ sách thiếu nhi quốc tế Busan
Người Nhật ăn cơm đều đặn nhưng không béo: 5 thói quen cần học tập
Tổ chức xây dựng mô hình bảo tồn, phát huy văn hóa phi vật thể các dân tộc thiểu số
Thêm 6 di tích được xếp hạng quốc gia đặc biệt
Xét tặng Giải thưởng Hồ Chí Minh, Giải thưởng Nhà nước về khoa học và công nghệ đợt 7