Vai trò của Trung Quốc trong định hình xu hướng giá dầu
12/07/2024 11:11
Có một lý do rõ ràng tại sao Trung Quốc lại đóng vai trò nổi bật trong mọi dự báo về nhu cầu dầu và biến động giá: Chỉ riêng lượng dầu thô nhập khẩu hàng ngày của nước này đã vượt lượng dầu thô mà EU tiêu thụ hàng ngày.
Khi hãng tin Reuters đưa tin vào đầu tháng này rằng lượng dầu nhập khẩu của châu Á đã giảm vừa phải trong nửa đầu năm nay, nhiều nhà giao dịch đã ngay lập tức chuyển chú ý sang Trung Quốc, nước nhập khẩu dầu thô lớn nhất thế giới.
Trong nửa đầu năm nay, Trung Quốc nhập khẩu trung bình 11,08 triệu thùng dầu mỗi ngày. Con số này khá lớn. Tuy nhiên, vì đã giảm so với mức trung bình hằng ngày kỷ lục của năm ngoái là 11,28 triệu thùng/ngày, nên số liệu trên được hiểu là “bi quan”.
Có một lý do rõ ràng tại sao Trung Quốc lại quan trọng trong mọi dự báo về nhu cầu dầu mỏ và biến động giá cả: Chỉ riêng lượng dầu thô nhập khẩu hàng ngày của nước này đã vượt lượng dầu thô mà EU tiêu thụ hàng ngày. Các dự báo về nhu cầu dường như cho rằng Trung Quốc sẽ tiếp tục sử dụng ngày càng nhiều dầu thô, khiến nước này có vai trò quá lớn trong xu hướng giá cả.
Bloomberg cũng mới đưa tin rằng triển vọng giá dầu trong nửa cuối năm đang ngày càng trở nên không chắc chắn vì nhu cầu tăng trưởng của Trung Quốc không đáp ứng được kỳ vọng của các nhà giao dịch và nhà phân tích. Nguồn tin trích dẫn việc khởi động lại các nhà máy lọc dầu chậm hơn dự kiến sau mùa bảo dưỡng, lượng mua thấp hơn của một số nhà cung cấp lớn kể từ đầu tháng và khả năng nhập khẩu giảm hàng tháng.
Nhưng thực tế trên tiếp tục đảm bảo rằng Trung Quốc duy trì vị thế là người định giá lớn nhất - chỉ có thể so sánh với Mỹ - và về cơ bản là bỏ qua phần còn lại của thế giới. “Giá dầu thô tăng có thể làm giảm thêm nhu cầu mua dầu thô của Trung Quốc. Mặc dù chúng tôi dự kiến lượng dầu thô nhập khẩu của Trung Quốc sẽ đi ngang trong quý 3 ở mức khoảng 11 triệu thùng/ngày, nhưng vẫn có nguy cơ giảm vào cuối quý 3 và quý 4 năm nay”, Mia Geng, nhà phân tích tại công ty tư vấn năng lượng FGE, nói với Bloomberg.
Nói cách khác, giống như bất kỳ nhà nhập khẩu nào khác, Trung Quốc nhạy cảm với giá cả, và giá càng cao, người mua dầu càng ít muốn tăng lượng mua. Đây là phản ứng tự nhiên của thị trường. Mối lo ngại về nhu cầu đó đã bùng nổ trong năm nay trên thị trường dầu mỏ, vì tăng trưởng kinh tế của Trung Quốc - cũng như tăng trưởng nhu cầu dầu mỏ - có vẻ như đã không đáp ứng được kỳ vọng quá lạc quan.
Rắc rối trong lĩnh vực bất động sản, dẫn đến hoạt động xây dựng thấp hơn, là một ví dụ rõ ràng về sự tăng trưởng không mấy ấn tượng này ở Trung Quốc. Thực tế, Trung Quốc là thị trường xe điện lớn nhất và đây là giải thích hàng đầu cho xu hướng giảm nhu cầu dầu mỏ dài hạn đang bao trùm ở quốc gia này.
Tóm lại, Trung Quốc sẽ tiếp tục đóng vai trò nổi bật trong dự báo nhu cầu dầu mỏ. Ngay cả khi nhu cầu đạt đỉnh, Trung Quốc vẫn là nước nhập khẩu dầu lớn nhất thế giới nhờ quy mô nền kinh tế.
Các bài viết cùng chuyên mục
Kế hoạch trục xuất người nhập cư của ông Trump có thể tổn hại đến kinh tế Mỹ
Kết quả sơ bộ bầu cử tổng thống vòng 1 ở Romania
Các giáo phái ở Pakistan đạt thỏa thuận ngừng bắn
Triển vọng lệnh ngừng bắn tại Ukraine trong năm 2025
Nhà đầu tư tiền điện tử chôn kho báu trị giá hàng triệu USD thách thức cộng đồng tìm kiếm
New York cấp tốc áp phí lái xe vào Manhattan trước khi ông Trump nhậm chức
Mỹ đề nghị Israel đảm bảo an toàn cho lực lượng UNIFIL ở Liban
Giới hạn quyền lực của ông Trump trong đảng Cộng hoà
Lý do Nga sử dụng tên lửa IRBM đáp trả việc Ukraine tấn công bằng tên lửa tầm xa
Iran kích hoạt máy ly tâm mới nhằm đáp trả nghị quyết của IAEA