Iran hy vọng đàm phán hạt nhân không chịu 'sức ép chính trị'
19/11/2024 16:18
Bộ Ngoại giao Iran ngày 18/11 tuyên bố nước này hy vọng tại cuộc họp Ban điều hành Cơ quan Năng lượng Nguyên tử quốc tế (IAEA) sắp tới, các bên sẽ không bị “sức ép và tính toán chính trị” trong đàm phán vấn đề hạt nhân Iran.
Phát biểu họp báo hằng tuần, người phát ngôn Bộ Ngoại giao Iran Esmaeil Baghaei khẳng định: “Mọi nỗ lực và trọng tâm thảo luận của chúng tôi sẽ tạo điều kiện để IAEA thực hiện chuyên môn mà không chịu các sức ép dã tâm và thiếu tinh thần xây dựng của một số bên khác… Các vấn đề giữa Iran và IAEA sẽ tiếp tục được giải quyết dưới góc độ kỹ thuật và không liên quan tới sức ép và tính toán chính trị nào”.
Theo kế hoạch, ngày 20/11, Tổng giám đốc IAEA Rafael Grossi sẽ tới Tehran để gặp các nhà lãnh đạo hàng đầu của Iran, bao gồm cả Tổng thống Masoud Pezeshkian, trước khi diễn ra hội nghị Ban giám đốc IAEA để thông qua một nghị quyết mới về vấn đề hạt nhân Iran.
Thỏa thuận hạt nhân Iran ký năm 2015 giữa Tehran và nhóm P5+1 (gồm Anh, Pháp, Trung Quốc, Nga, Mỹ và Đức), theo đó Iran hạn chế chương trình hạt nhân mà phương Tây lo ngại có thể sẽ dẫn tới việc phát triển bom hạt nhân. Đổi lại, các quốc gia phươngTây đồng ý gỡ bỏ mọi biện pháp trừng phạt nhằm vào Tehran.
Tuy nhiên, thỏa thuận đã đổ vỡ và các biện pháp trừng phạt Iran bị tái áp đặt sau khi Mỹ đơn phương rút khỏi thỏa thuận này vào năm 2018 dưới thời Tổng thống Donald Trump. Đáp lại, Iran đã giảm bớt các cam kết trong thỏa thuận, tăng cường làm giàu uranium lên mức 60%.
Các bài viết cùng chuyên mục
Tấn công liều chết tại Pakistan, ít nhất 12 binh sĩ tử vong
Sáng kiến 'đột phá' tại G20 hướng tới thế giới công bằng và bền vững
Điện Kremlin: Tổng thống Putin sẵn sàng đối thoại về Ukraine, kể cả với ông Trump
Tiền đề cho quan hệ đối tác lớn hơn giữa Việt Nam và Malaysia
Lát hành tây mỏng nhưng khiến McDonald’s phải chi tới cả trăm triệu USD
Truyền thông Mexico đánh giá cao vai trò của Việt Nam trên các diễn đàn đa phương
Goldman Sachs dự báo giá vàng trong năm 2025
Trên 20.000 người Haiti phải di dời do bạo lực băng nhóm tội phạm
Các hiệp định thương mại tự do là chìa khóa cho sự thịnh vượng của châu Á
Điều gì sẽ xảy ra khi Nga hạn chế xuất khẩu urani làm giàu sang Mỹ?