Biến đổi khí hậu đang định hình các cơn bão cực đoan như thế nào?

12/10/2024 10:53

Sự hình thành và hoạt động của những cơn bão mạnh nhất thế giới đang dần thay đổi. Để thích ứng với các cơn bão có sức tàn phá lớn hơn, các quốc gia đang chạy đua tìm hiểu và đưa ra giải pháp phù hợp, kịp thời trong bối cảnh biến đổi khí hậu diễn biến khó lường.

Chú thích ảnh
Bão Beryl là cơn bão cấp 5 đầu tiên hình thành vào tháng 6 khi bắt đầu mùa bão Đại Tây Dương. Ảnh: Nasa

 Được thúc đẩy bởi nhiệt từ nước biển, các cơn bão đôi khi được miêu tả là “động cơ hơi nước của thiên nhiên”. Khi tràn qua các đại dương, chúng biến nguồn nhiệt ở các đại dương đó thành động lực tàn khốc san phẳng các hòn đảo, nhấn chìm các thành phố ven biển, khiến người dân phải mất nhiều tháng để phục hồi.

Trong khi nhiệt độ đại dương đang phá vỡ mọi kỷ lục, những “động cơ” này cũng phản ứng tương ứng - di chuyển phức tạp trên đại dương, chậm lại, trở nên khó dự đoán và nguy hiểm hơn.

Các nhà nghiên cứu đang chạy đua tìm hiểu chính xác điều gì đã định hình các cơn bão với diễn biến khó lường như hiện nay, với hy vọng con người có thể thích nghi với những hiện tượng thời tiết cực đoan giữa những tác động khắc nghiệt của biến đổi khí hậu.

Mùa bão dài hơn

Chú thích ảnh

Bão Milton đổ bộ vào Fort Myers, Florida ngày 9/10. Ảnh: AFP/Getty Images

Các cơn bão ở Đại Tây Dương thường hình thành theo một chu kỳ theo mùa. Thông thường, chỉ có rất ít hoặc không có cơn bão nào hình thành vào mùa đông và số lượng các cơn bão thường đạt đỉnh vào tháng 9.

Ông James Kossin, nhà khoa học về khí hậu và khí quyển đã nghỉ hưu tại Cơ quan Quản lý Khí quyển và Đại dương Quốc gia Mỹ (Noaa), cho biết mùa bão bắt đầu sớm và các cơn bão mạnh hiện nay đều trùng khớp với những cảnh báo về biến đổi khí hậu do các chuyên gia đưa ra.

“Những cơn bão chỉ phản ứng với môi trường mà chúng hình thành. Và vì vậy, nếu con người khiến môi trường vào tháng 6 giống như môi trường thường diễn ra vào tháng 8 hoặc tháng 9, bão sẽ đơn giản hoạt động như thể đó là tháng 8 hoặc tháng 9. Chúng không có lịch cố định”, ông Kossin giải thích.

Tình trạng nước biển ấm bất thường mà chúng ta chứng kiến hiện nay là do biến đổi khí hậu. Ngoài ra, cũng có những yếu tố khác khiến mùa bão hoạt động mạnh, chẳng hạn sự chuyển đổi từ El Nino sang La Nina hiện nay, có xu hướng thúc đẩy hoạt động của bão.

Ông Kristen Corbosiero, Phó giáo sư khoa Khoa học khí quyển và môi trường tại Đại học Albany ở New York, cho biết: “Trong điều kiện khí hậu ấm lên, nước biển sẽ đạt đến mức ấm cần thiết thúc đẩy sự hình thành của những cơn bão vào đầu năm. Vì vậy, chắc chắn chúng ta sẽ chứng kiến mùa bão đến sớm hơn và kéo dài hơn trong tương lai”.

Trong khi mùa bão năm 2024 khởi đầu bằng siêu bão Beryl có sức tàn phá khủng khiếp, trùng khớp với những gì các nhà khoa học khí hậu dự đoán, thì vẫn còn quá sớm để quan sát sự thay đổi nhất quán trong mùa bão. Bà Suzana Camargo, Giáo sư vật lý đại dương và khí hậu tại Đại học Columbia nhận định: “Đó không phải là điều xuất hiện rõ ràng trong dữ liệu”.

Gió đứt – Yếu tố “tử thần” của những cơn bão

Chú thích ảnh

Gió lớn và mây đen do ảnh hưởng của bão Milton bao phủ bầu trời thành phố Progreso, Mexico, ngày 7/10/2024. ẢnH: REUTERS/TTXVN

Ông Hugh Willoughby, Giáo sư nghiên cứu về Trái đất và Môi trường tại Đại học Quốc tế Florida, cho biết một trong những cơn bão mạnh nhất gần đây ở Đại Tây Dương đã hình thành trong điều kiện lẽ ra phải ngăn chặn được.

Tháng 9/2023, thời kỳ cao điểm của mùa bão Đại Tây Dương, bão Lee nhanh chóng mạnh lên thành bão cấp 5. Vào thời điểm đó, El Niño đang diễn ra, thường có tác động kìm hãm các cơn bão ở Đại Tây Dương do hiện tượng gió đứt lớn hơn và khí quyển ổn định.

“Gió đứt được coi là yếu tố tử thần đối với những cơn bão. Gió đứt theo chiều dọc là sự thay đổi về tốc độ và hướng gió ở các độ cao khác nhau – gió đứt tầng cao gây xáo trộn cấu trúc của bão. Hãy tưởng tượng có một động cơ tua-bin và gió đứt làm gãy một số cánh của chúng”, ông Willoughby giải thích.

Vì vậy, việc một cơn bão cấp 5 như bão Lee hình thành, mặc dù có độ gió đứt đáng kể, là điều “bất ngờ”. Ông Willoughby cho biết nhiệt độ đại dương bất thường vào tháng 9/2023 có thể đã lấn át ảnh hưởng của gió đứt, mặc dù không rõ lý do tại sao.

Ông Willoughby cho biết phần lớn các cơn bão hình thành ở Đại Tây Dương không đạt được độ cực đại. Trong những hạn chế tương đối chặt chẽ của lưu vực Đại Tây Dương, một cơn bão thường sẽ đổ bộ vào đất liền trước khi đạt đến cường độ cực đại hoặc sẽ gặp phải gió đứt mạnh, giúp làm tan cơn bão.

“Nhưng khi mọi thứ diễn ra suôn sẻ, bão sẽ tăng cấp nhanh chóng và đạt đến cường độ tối đa, được xác định bởi nhiệt độ bề mặt đại dương”, ông Willoughby cho biết.

Các nhà nghiên cứu đang chạy đua tìm hiểu chính xác điều gì đã định hình các cơn bão với diễn biến khó lường như hiện nay, với hy vọng con người có thể thích nghi với những hiện tượng thời tiết cực đoan giữa những tác động khắc nghiệt của biến đổi khí hậu.

Mùa bão dài hơn

Chú thích ảnh

Tàu cá bị phá hủy do bão Beryl tại Barbados ngày 1/7/2024. Ảnh: CNN/TTXVN

Các cơn bão ở Đại Tây Dương thường hình thành theo một chu kỳ theo mùa. Thông thường, chỉ có rất ít hoặc không có cơn bão nào hình thành vào mùa đông và số lượng các cơn bão thường đạt đỉnh vào tháng 9.

Ông James Kossin, nhà khoa học về khí hậu và khí quyển đã nghỉ hưu tại Cơ quan Quản lý Khí quyển và Đại dương Quốc gia Mỹ (Noaa), cho biết mùa bão bắt đầu sớm và các cơn bão mạnh hiện nay đều trùng khớp với những cảnh báo về biến đổi khí hậu do các chuyên gia đưa ra.

“Những cơn bão chỉ phản ứng với môi trường mà chúng hình thành. Và vì vậy, nếu con người khiến môi trường vào tháng 6 giống như môi trường thường diễn ra vào tháng 8 hoặc tháng 9, bão sẽ đơn giản hoạt động như thể đó là tháng 8 hoặc tháng 9. Chúng không có lịch cố định”, ông Kossin giải thích.

Tình trạng nước biển ấm bất thường mà chúng ta chứng kiến hiện nay là do biến đổi khí hậu. Ngoài ra, cũng có những yếu tố khác khiến mùa bão hoạt động mạnh, chẳng hạn sự chuyển đổi từ El Nino sang La Nina hiện nay, có xu hướng thúc đẩy hoạt động của bão.

Ông Kristen Corbosiero, Phó giáo sư khoa Khoa học khí quyển và môi trường tại Đại học Albany ở New York, cho biết: “Trong điều kiện khí hậu ấm lên, nước biển sẽ đạt đến mức ấm cần thiết thúc đẩy sự hình thành của những cơn bão vào đầu năm. Vì vậy, chắc chắn chúng ta sẽ chứng kiến mùa bão đến sớm hơn và kéo dài hơn trong tương lai”.

Trong khi mùa bão năm 2024 khởi đầu bằng siêu bão Beryl có sức tàn phá khủng khiếp, trùng khớp với những gì các nhà khoa học khí hậu dự đoán, thì vẫn còn quá sớm để quan sát sự thay đổi nhất quán trong mùa bão. Bà Suzana Camargo, Giáo sư vật lý đại dương và khí hậu tại Đại học Columbia nhận định: “Đó không phải là điều xuất hiện rõ ràng trong dữ liệu”.

Gió đứt – Yếu tố “tử thần” của những cơn bão

Chú thích ảnh

Mực nước biển dâng cao do biến đổi khí hậu có thể gây ra nhiều thiệt hại hơn. Ảnh: Getty Images

Ông Hugh Willoughby, Giáo sư nghiên cứu về Trái đất và Môi trường tại Đại học Quốc tế Florida, cho biết một trong những cơn bão mạnh nhất gần đây ở Đại Tây Dương đã hình thành trong điều kiện lẽ ra phải ngăn chặn được.

Tháng 9/2023, thời kỳ cao điểm của mùa bão Đại Tây Dương, bão Lee nhanh chóng mạnh lên thành bão cấp 5. Vào thời điểm đó, El Niño đang diễn ra, thường có tác động kìm hãm các cơn bão ở Đại Tây Dương do hiện tượng gió đứt lớn hơn và khí quyển ổn định.

“Gió đứt được coi là yếu tố tử thần đối với những cơn bão. Gió đứt theo chiều dọc là sự thay đổi về tốc độ và hướng gió ở các độ cao khác nhau – gió đứt tầng cao gây xáo trộn cấu trúc của bão. Hãy tưởng tượng có một động cơ tua-bin và gió đứt làm gãy một số cánh của chúng”, ông Willoughby giải thích.

Vì vậy, việc một cơn bão cấp 5 như bão Lee hình thành, mặc dù có độ gió đứt đáng kể, là điều “bất ngờ”. Ông Willoughby cho biết nhiệt độ đại dương bất thường vào tháng 9/2023 có thể đã lấn át ảnh hưởng của gió đứt, mặc dù không rõ lý do tại sao.

Ông Willoughby cho biết phần lớn các cơn bão hình thành ở Đại Tây Dương không đạt được độ cực đại. Trong những hạn chế tương đối chặt chẽ của lưu vực Đại Tây Dương, một cơn bão thường sẽ đổ bộ vào đất liền trước khi đạt đến cường độ cực đại hoặc sẽ gặp phải gió đứt mạnh, giúp làm tan cơn bão.

“Nhưng khi mọi thứ diễn ra suôn sẻ, bão sẽ tăng cấp nhanh chóng và đạt đến cường độ tối đa, được xác định bởi nhiệt độ bề mặt đại dương”, ông Willoughby cho biết.

Hải Vân/Báo Tin tức (Theo BBC)

Nguồn baotintuc.vn

Viết bình luận mới