Bão Dana đổ bộ bờ biển phía Đông Ấn Độ, gần 600.000 người sơ tán
26/10/2024 16:05
Ngày 25/10, bão nhiệt đới Dana mang theo gió mạnh và mưa lớn đã đổ bộ vào bờ biển phía Đông Ấn Độ, quật đổ nhiều cây cối và làm tăng nguy cơ lũ lụt trong khi gần 600.000 người phải sơ tán.
Theo Cục Khí tượng Ấn Độ, bão Dana đổ bộ vào đêm 24/10 tại bang Odisha với sức gió duy trì tối đa khoảng 110 km/giờ và gió giật lên tới 120 km/giờ. Cơn bão dự báo sẽ tiến sâu hơn vào khu vực phía Bắc Odisha và suy yếu dần.
Truyền thông địa phương đưa tin, tại một số khu vực ở bang Odisha và bang Tây Bengal lân cận, mưa lớn và gió giật mạnh đã quật ngã nhiều cây cối. Một người đã thiệt mạng ở bang Tây Bengal.
Đầu tuần này, gần 600.000 người đã được sơ tán khỏi các khu vực có nguy cơ cao ở Odisha. Nhà chức trách đã triển khai lực lượng cứu hộ và cứu trợ để chuẩn bị ứng phó với cơn bão. Các trường học đã đóng cửa và hơn 200 chuyến tàu bị hủy.
Tại một số khu vực ở Odisha, cơ quan thời tiết dự báo mực nước biển dâng cao khoảng 1 mét, có thể gây ngập lụt ở các khu vực trũng thấp. Các chuyến bay đến và đi từ các thành phố thủ phủ của Odisha và Tây Bengal đã được nối lại sau khi bị đình chỉ vào tối 24/10.
Bờ biển phía Đông Ấn Độ lâu nay thường xảy ra lốc xoáy, nhưng số lượng các cơn bão mạnh đang gia tăng. Năm 2023 đánh dấu mùa bão gây chết chóc nhất ở Ấn Độ trong những năm gần đây, với ít nhất 523 người thiệt mạng và gây thiệt hại ước tính 2,5 tỷ USD.
Các bài viết cùng chuyên mục
Lý do Nga sử dụng tên lửa IRBM đáp trả việc Ukraine tấn công bằng tên lửa tầm xa
Iran kích hoạt máy ly tâm mới nhằm đáp trả nghị quyết của IAEA
Cuộc sống bên trong ở thành phố ô nhiễm nhất thế giới
Bitcoin lập kỷ lục mới, tiến sát ngưỡng 100.000 USD
Lực lượng hùng hậu của Fox News trong nội các Trump 2.0
Bão tuyết ở Phần Lan khiến 80.000 hộ gia đình mất điện
COP29: Bế tắc trong dự thảo tuyên bố chung khi thời điểm bế mạc gần kề
Nền kinh tế thời chiến của Nga đang chạm đến điểm giới hạn?
Tấn công liều chết tại Pakistan, ít nhất 12 binh sĩ tử vong
Sáng kiến 'đột phá' tại G20 hướng tới thế giới công bằng và bền vững