Quý I, xuất siêu nông lâm thủy sản tăng gần gấp 2 lần
29/03/2024 15:33
Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn cho biết, trong 3 tháng đầu năm 2024, nông nghiệp vẫn đạt tăng trưởng khá; năng suất, sản lượng nhiều sản phẩm chủ lực tăng, đảm bảo đủ nguồn cung lương thực, thực phẩm, hàng hóa thiết yếu, góp phần vào tăng trưởng chung của kinh tế cả nước.
Tốc độ tăng giá trị sản xuất nông lâm thủy sản ước đạt từ 2,9 - 3% so với cùng kỳ năm 2023. Trong số đó, trồng trọt tăng 2,02%; chăn nuôi tăng 4,34%, thủy sản tăng 3,46%; lâm nghiệp tăng 4,11%. Đặc biệt, 3 tháng đầu năm, tổng kim ngạch xuất khẩu nông lâm thủy sản ước đạt 13,53 tỷ USD, tăng 21,8% so với cùng kỳ năm ngoái. Giá trị xuất siêu đạt 3,36 tỷ USD, tăng 96,5%.
Trong tháng 3, giá trị xuất khẩu nông lâm thủy sản đạt 4,85 tỷ USD, tăng 6% so với cùng kỳ năm ngoái; trong đó, nông sản chính 2,75 tỷ USD (tăng 31,1%), lâm sản chính 1,22 tỷ USD (giảm 0,3%), thủy sản 653 triệu USD (giảm 14,6%), chăn nuôi 43,6 triệu USD (tăng 8,3%).
Tính chung 3 tháng, các nhóm hàng xuất khẩu đều tăng so với cùng kỳ năm ngoái. Cụ thể, nông sản 7,46 tỷ USD, tăng 31,1%; lâm sản 3,61 tỷ USD, tăng 18,8%; thủy sản 1,86 tỷ USD, tăng 1,9%; chăn nuôi 113 triệu USD, tăng 4,8%.
Đã có 4 mặt hàng có giá trị xuất khẩu trên 1 tỷ USD là: gỗ đạt 2,32 tỷ USD (tăng 26,8%); tau quả 1,23 tỷ USD (tăng 25,8%); gạo 1,37 tỷ USD (tăng 40% với lượng 2,07 triệu tấn, tăng 12%); cà phê 1,9 tỷ USD (tăng 54,2% với lượng 799 nghìn tấn, tăng 44,4%).
Nhiều nông sản có giá xuất khẩu bình quân tăng như: giá xuất khẩu gạo 661 USD/tấn tăng 5%; cà phê 2.373 USD/tấn, tăng 6,8%; cao su 1.462 USD/tấn, tăng 5,1%; hạt tiêu 4.153 USD/T, tăng 35,6%.
Về thị trường, giá trị xuất khẩu tới các thị trường đều tăng. Trong số đó, xuất khẩu sang châu Á 6,27 tỷ USD (tăng 16,6%); châu Mỹ 2,96 tỷ USD (tăng 27,2%); châu Âu 1,85 tỷ USD (tăng 34,8%); Châu Đại Dương 188 triệu USD (tăng 22,9%) và châu Phi 192 triệu USD (tăng 21,6%).
Trung Quốc, Mỹ và Nhật Bản tiếp tục là 3 thị trường xuất khẩu nông lâm thủy sản lớn nhất. Giá trị xuất khẩu sang Trung Quốc chiếm 20,2%, tăng 18,3%; Mỹ chiếm 19,9%, tăng 28,3% và Nhật Bản chiếm 7%, tăng 4,6%.
Hiện trong nước các mặt hàng nông sản có nguồn cung dồi dào, tương đối ổn định, nhiều loại nông sản sắp vào vụ thu hoạch. Tuy nhiên, thời tiết diễn biến bất thường, dịch bệnh trên cây trồng, vật nuôi còn tiềm ẩn nhiều nguy cơ bùng phát ảnh hưởng đến sản xuất kinh doanh nông lâm thủy sản.
Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn cho biết, ngành sẽ dõi sát tình hình thời tiết khí tượng, thủy văn, dịch hại để chỉ đạo thời vụ, cơ cấu cây trồng, vật nuôi phù hợp. Đồng thời phát triển thị trường tiêu thụ trong nước và xuất khẩu, đặc biệt là tạo điều kiện thuận lợi cho xuất khẩu nông lâm thủy sản.
Nguồn: baotintuc.vn
Các bài viết cùng chuyên mục
Dong riềng được mùa, được giá, làng miến Bình Lư tất bật vào vụ sản xuất
Quảng Ninh: Tốc độ sản xuất nuôi trồng thủy sản đang phục hồi rất khả quan
Bất động sản phía Nam chuyển biến tích cực dịp cuối năm
Phát triển cây trồng chủ lực, có thế mạnh cạnh tranh
Lãi suất tiền gửi duy trì tăng
Nông sản Việt nhiều cơ hội thâm nhập thị trường Halal
TP Hồ Chí Minh I nhất toàn đoàn Giải vô địch Thể dục nghệ thuật toàn quốc
Xuất khẩu gạo Việt Nam vượt 8 triệu tấn với trị giá 5,05 tỷ USD
Thúc đẩy phát triển kinh tế xanh trong nông nghiệp
Bắc Ninh: Khởi sắc trong hoạt động sản xuất công nghiệp