Lễ hội Hoa Ban diễn ra vào tháng 3/2023
07/01/2023 16:15
Lễ hội Hoa Ban năm 2023 được tổ chức cùng với Ngày hội Văn hóa, Thể thao và Du lịch các dân tộc tỉnh Điện Biên lần thứ VII từ ngày 10 - 13/3 tại thành phố Điện Biên Phủ.
Đây là sự kiện chào mừng kỷ niệm các ngày lễ lớn của tỉnh Điện Biên, như: 69 năm Chiến thắng Điện Biên Phủ (07/5/1954 - 07/5/2023), 114 năm thành lập tỉnh (28/6/1909 - 28/6/2023), 74 năm thành lập Đảng bộ tỉnh (10/10/1949 - 10/10/2023).
Hai sự kiện được tổ chức nhằm hướng về cộng đồng các dân tộc trong tỉnh, tạo điều kiện cho người dân, du khách được thưởng thức, tham gia và trải nghiệm trực tiếp các hoạt động. Lễ hội và Ngày hội được tổ chức vào tháng 3 gắn liền với sự kiện mở màn Chiến dịch Điện Biên Phủ lịch sử. Với chuỗi các hoạt động văn hóa, thể thao, du lịch phong phú, giàu bản sắc văn hóa dân tộc và đặc trưng lịch sử của miền đất Điện Biên Phủ anh hùng, linh thiêng, Lễ hội và Ngày hội sẽ tạo nên một không gian văn hóa cộng đồng sôi nổi, rực rỡ sắc màu hòa chung với không khí hào hùng của những tháng năm lịch sử.
Lễ hội Hoa Ban tỉnh Điện Biên sẽ tổ chức vào tháng 3/2023 (Ảnh: Nguyễn Quyên) |
Lễ hội Hoa Ban 2023 và Ngày hội Văn hóa, Thể thao và Du lịch các dân tộc tỉnh Điện Biên lần thứ VII khai mạc tối 11/3 với chương trình nghệ thuật đặc sắc và màn bắn pháo hoa rực rỡ. Các hoạt động trong khuôn khổ Ngày hội, gồm: Liên hoan dân ca, dân vũ, dân nhạc; hoạt động giao lưu, thi đấu thể thao; diễu hành đường phố chủ đề “Đêm hội Hoa Ban”; trưng bày, giới thiệu các sản phẩm văn hóa, du lịch; giới thiệu không gian văn hóa truyền thống của địa phương; không gian phiên chợ vùng cao, các sản phẩm nông nghiệp đặc trưng, độc đáo của các huyện, thị xã, thành phố trong tỉnh; tổ chức các chương trình văn nghệ, trình diễn di sản Then, Xòe của dân tộc Thái...
Ngoài các hoạt động trên, Lễ hội Hoa Ban năm 2023 sẽ có sự trở lại của Cuộc thi Người đẹp Hoa Ban. Ban Tổ chức cũng chú trọng tổ chức song hành các hoạt động trên sân khấu với nhiều hình thức sinh hoạt văn hóa, giao lưu thể thao phong phú, mang tính cộng đồng cao với chủ thể là nhân dân và du khách như: Phiên chợ vùng cao, giao lưu các môn thể thao dân tộc, trò chơi dân gian... Qua đó tạo nên một không gian lễ hội, ngày hội chung cho đồng bào các dân tộc Điện Biên và bạn bè, du khách thập phương. Đây là yếu tố quan trọng để duy trì sức sống lâu bền cho Lễ hội Hoa Ban trong dòng chảy văn hóa chung của Điện Biên thời kỳ hội nhập và phát triển.
Các bài viết cùng chuyên mục
Ngày hội đua vỏ lãi trên cửa biển Sông Đốc, Cà Mau
Gần 1.000 nghệ sĩ sẽ tham gia Liên hoan Ca múa nhạc toàn quốc - 2024 đợt 1
Kinh lá buông - 'báu vật' của đồng bào Khmer An Giang
5 dấu hiệu cảnh báo suy tim từ lâu
Lễ hội Putaleng năm 2024 - “Về miền đỗ quyên” huyện Tam Đường
Lễ Cấp sắc của người Dao Đỏ giữa đại ngàn Sapa
Tác dụng khi uống trà xanh thêm vài lát gừng
Đẩy nhanh tiến trình UNESCO công nhận Khu di tích khảo cổ Óc Eo - Ba Thê là di sản văn hóa thế giới
Cuộc thi trực tuyến “Quân đội nhân dân Việt Nam 80 năm xây dựng, chiến đấu và trưởng thành”
Xây dựng di tích lịch sử chiến thắng Đầm Dơi - Cái Nước - Chà Là