6 tỉnh tham dự Ngày hội Văn hóa dân tộc Mường lần thứ II
04/07/2020 17:16
Ngày hội Văn hóa dân tộc Mường lần thứ II sẽ diễn ra từ ngày 29 - 31/10/2020 tại tỉnh Thanh Hóa, với sự tham gia của các nghệ nhân, diễn viên, vận động viên 6 tỉnh, thành phố gồm Thanh Hóa, Hà Nội, Hòa Bình, Sơn La, Phú Thọ, Bình Phước và mời Đoàn nghệ thuật quần chúng tỉnh Hủa Phăn, CHDCND Lào giao lưu.
Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch vừa ban hành Kế hoạch tổ chức Ngày hội Văn hóa dân tộc Mường lần thứ II.
Theo đó, Ngày hội sẽ diễn ra từ ngày 29 - 31/10/2020 tại tỉnh Thanh Hóa, với sự tham gia của các nghệ nhân, diễn viên, vận động viên 6 tỉnh, thành phố gồm Thanh Hóa, Hà Nội, Hòa Bình, Sơn La, Phú Thọ, Bình Phước và mời Đoàn nghệ thuật quần chúng tỉnh Hủa Phăn, nước Cộng hòa dân chủ nhân dân Lào giao lưu.
Ngày hội Văn hóa dân tộc Mường lần thứ II thể hiện sự tôn vinh văn hóa một tộc người giàu truyền thống văn hóa, giữ gìn và phát huy bản sắc văn hóa của dân tộc Mường trong nền văn hóa Việt Nam thống nhất mà đa dạng của cộng đồng 54 dân tộc anh em. Đồng thời là dịp để giới thiệu, quảng bá các giá trị văn hóa truyền thống của đồng bào dân tộc Mường tới bạn bè trong nước và quốc tế, góp phần phát triển du lịch.
Việc tổ chức Ngày hội cũng là dịp để các nghệ nhân, diễn viên, vận động viên 6 tỉnh tham gia có điều kiện học tập, trao đổi kinh nghiệm, nâng cao nhận thức cho các cấp, các ngành và đồng bào các dân tộc ý thức trách nhiệm của mình trong việc xây dựng và phát triển văn hóa, con người Việt Nam đáp ứng yêu cầu phát triển bền vững đất nước.
![]() |
6 tỉnh tham dự Ngày hội Văn hóa dân tộc Mường lần thứ II. (Ảnh minh họa: hoabinh.gov.vn) |
Trong khuôn khổ Ngày hội sẽ diễn ra nhiều hoạt động văn hóa, thể thao, du lịch đặc sắc, thể hiện những nét văn hóa đặc sắc của dân tộc Mường như: Liên hoan văn nghệ quần chúng; Trình diễn trang phục truyền thống dân tộc; Diễn tấu cồng chiêng dân tộc Mường; Trình diễn nghề dệt thủ công dân tộc Mường; Trình diễn, giới thiệu nghi thức sinh hoạt văn hóa dân tộc Mường mô phỏng một cách khái quát đặc trưng văn hóa tín ngưỡng dân gian của dân tộc Mường, thể hiện bản sắc văn hóa dân tộc, phát huy các yếu tố tích cực và loại bỏ yếu tố tiêu cực, lạc hậu, không còn phù hợp với đời sống văn hóa hiện nay; Triển lãm “Đặc trưng văn hóa dân tộc Mường trong cộng đồng văn hóa các dân tộc Việt Nam”; Hoạt động thể thao quần chúng dân tộc Mường gồm: Vật cổ truyền, tung còn, bắn nỏ, kéo co, đánh mảng, đẩy gậy..
Các tiết mục nghệ thuật, trình diễn tại Ngày hội được lựa chọn mang đậm nét văn hóa tiêu biểu của đồng bào dân tộc Mường, tổ chức hoạt động mang tính cộng đồng, đề cao vai trò chủ thể văn hóa, giao lưu văn hóa, đảm bảo yếu tố bảo tồn, tôn vinh và phát huy giá trị văn hóa truyền thống gắn với các yếu tố tiến bộ của thời đại; góp phần tạo dựng một sân chơi văn hóa, thể thao và du lịch thật sự bổ ích của cộng đồng dân tộc Mường.
Trong khuôn khổ Ngày hội, Ban Tổ chức sẽ tổ chức đoàn Famtrip (các doanh nghiệp lữ hành trong nước) khảo sát du lịch cộng đồng, du lịch sinh thái tại tỉnh Thanh Hóa; Tổ chức các gian hàng quảng bá, xúc tiến du lịch tại khu vực diễn ra Ngày hội./.
Các bài viết cùng chuyên mục
Hà Trúc Linh đăng quang Hoa hậu Việt Nam 2024
Phú Quốc, TP Hồ Chí Minh tỏa sáng trong top du lịch cao cấp châu Á - Thái Bình Dương 2025
Khơi gợi hồn thiêng phương Nam qua 'U Minh truyền kỳ'
Đưa du lịch Việt Nam tới gần hơn với người Séc
Khánh thành Tượng đài Trung tâm Khu tưởng niệm Chiến khu D ở Bình Dương
Huế và hành trình đánh thức tiềm năng du lịch xanh đầm phá
Dầu cho thức ăn chăn nuôi biến thành dầu ăn cho người nguy hại cỡ nào?
Hút khách du lịch mùa vải thiều
Bác sĩ nói gì về lời đồn uống nước lá ổi mỗi ngày bệnh tiểu đường sẽ khỏi?
Quảng bá du lịch di sản qua các sự kiện thể thao