Trải nghiệm trò chơi cung đình xưa trên nền tảng công nghệ
13/07/2024 17:50
Du khách sẽ được trải nghiệm trò chơi bằng cách đeo Headset VR với thông số kỹ thuật mới nhất; công nghệ này cho phép có thể trải nghiệm đồng thời tối đa 8 người cùng một lúc như hình thức của một trò chơi thật ngoài thực tế.
Chiều 11/7, Trung tâm Bảo tồn Di tích Cố đô Huế phối hợp với Công ty Cổ phần IV COM ra mắt sản phẩm dịch vụ công nghệ mới VR Đầu hồ, phục vụ du khách trải nghiệm trò chơi cung đình xưa trên nền tảng công nghệ. Sản phẩm VR Đầu hồ được ra mắt và khai thác tại Trung tâm Trải nghiệm thực tế ảo (VR) Đi tìm Hoàng cung đã mất, bên trong Đại Nội Huế.
Sản phẩm VR Đầu hồ được ra mắt và khai thác tại Trung tâm Trải nghiệm thực tế ảo (VR) Đi tìm Hoàng cung đã mất, bên trong Đại Nội Huế. |
Trò chơi Đầu hồ được biết đến là trò chơi khá phổ biến dưới triều Nguyễn, được vua và quan lại yêu thích, thường được tổ chức vào ngày Tết trong Hoàng cung. Từ trò chơi Đầu hồ xưa, Công ty Cổ phần IV COM đã phát triển thành nội dung VR Đầu hồ. Sản phẩm dịch vụ công nghệ mới này hứa hẹn mang đến thêm trải nghiệm mới, sống động và say mê hơn cho du khách khi tham quan khu di sản Huế.
Bà Park Eunjung, Giám đốc Công ty Cổ phần IV COM chia sẻ: "Chúng tôi phát triển nội dung VR Đầu hồ để du khách có thể trải nghiệm trò chơi văn hóa truyền thống của triều Nguyễn thông qua công nghệ VR tiên tiến. Đây sẽ là bước đệm để du khách đến tham quan Đại Nội Huế có thêm những trải nghiệm thú vị về trò chơi truyền thống của Việt Nam; đồng thời, góp phần quảng bá rộng rãi di sản văn hóa Huế. Thời gian qua, Trung tâm Trải nghiệm thực tế ảo Đi tìm Hoàng cung đã mất đã xây dựng và khai thác nhiều sản phẩm văn hóa, như: VR phi thuyền, K-XR Tour, Photobooth chụp ảnh AR... Qua đó, mang đến cho du khách trong và ngoài nước những trải nghiệm thú vị, sinh động về hình ảnh Hoàng cung Huế xưa của 200 năm trước bằng nội dung thực tế ảo VR".
Du khách sẽ được trải nghiệm trò chơi bằng cách đeo Headset VR với thông số kỹ thuật mới nhất. Công nghệ này cho phép có thể trải nghiệm đồng thời tối đa 8 người cùng một lúc như hình thức của một trò chơi thật ngoài thực tế. Các sản phẩm văn hóa từ công nghệ kỳ vọng sẽ là “cầu nối” để du khách tiếp cận thêm các thông tin và hứng thú hơn về lịch sử, văn hóa truyền thống của triều Nguyễn, góp phần phát triển ngành du lịch tỉnh Thừa Thiên Huế./.
Các bài viết cùng chuyên mục
Bắc Mỹ nghiêng ngả trước cặp đôi phù thủy
Nhặt da, sơn sửa nhiều có làm móng tay nhanh hỏng?
Vinh danh tài năng trẻ xuất sắc trong lĩnh vực Tâm lý - Giáo dục
Loại rau nào bổ dưỡng nhất?
Thêm hành lang pháp lý để bảo vệ và phát huy giá trị di sản
Những bản đúc trên Chín đỉnh đồng ở Hoàng cung Huế
Thời gian đứng vững 1 chân tiết lộ sức khỏe của bạn
Đưa Gia Lai trở thành điểm đến hấp dẫn của Tây Nguyên
Đưa nghệ thuật Đờn ca tài tử Nam Bộ đến gần với giới trẻ TP Hồ Chí Minh
Khai mạc Festival Ninh Bình với chủ đề 'Dòng chảy di sản'