Tác dụng khi uống trà xanh thêm vài lát gừng
21/11/2024 11:12
Trà xanh thêm gừng tốt cho sức khỏe, có khả năng kháng viêm, làm sạch phổi, giảm đau lưng.
Lương y Đỗ Minh Tuấn - Hội Đông y Hà Nội tư vấn:
Trà xanh là đồ uống được yêu thích hàng trăm năm nay ở nhiều quốc gia. Loại đồ uống này có tác dụng chống viêm, ngăn ngừa ung thư, tim mạch, bệnh đái tháo đường do đặc tính chống oxy hóa.
Y học hiện đại chỉ ra rằng, lá trà chứa tanin là chất có tác dụng làm săn da, sát khuẩn mạnh. Tanin giống như vitamin P vì đây là hỗn hợp của các catechin và dẫn xuất của catechin có cấu trúc hóa học của vitamin P.
Chiết xuất từ lá trà xanh có tác dụng giảm viêm, đường máu ở người bệnh đái tháo đường, rối loạn chuyển hóa. Người có chế độ ăn lành mạnh kết hợp uống trà xanh tốt cho tim mạch, giảm cholesterol xấu. Các chất chống polyphenol bảo vệ tế bào, ngăn ngừa gốc tự do gây tổn thương hoặc làm chết tế bào từ đó ngăn nguy cơ ung thư.
Người thường xuyên uống trà xanh có tỷ lệ mắc ung thư vú thấp hơn người không uống 17%.
Theo Đông y, trà xanh (lá chè tươi) có vị đắng chát, tính mát; tác dụng thanh nhiệt giải khát, lợi tiểu, định thần, khỏi chóng mặt, bớt mụn nhọt, và cầm tả lỵ. Trà xanh cho thêm vài lát gừng có thể làm sạch phổi, giảm đau lưng, tốt cho thận được chuyên gia khuyên dùng mỗi ngày, bởi hàm lượng dưỡng chất và khả năng chống oxy hóa cao.
Bạn có thể tham khảo công thức sử dụng trà xanh với gừng bạn như sau:
Nguyên liệu
- Lá trà xanh: 1 nắm khoảng 50g.
- Gừng ta, già, thơm, 1 củ.
- Mật ong hoặc đường phèn.
Cách làm
- Lá trà xanh rửa sạch, bóp nát. Gừng làm sạch, để cả vỏ, thái lát.
- Đun 2 lít nước, đến khi sủi bọt lăn tăn thì cho trà xanh vào khuấy đều. Sau đó, đậy vung lại, đun nhỏ lửa thêm 5 phút.
- Khi nước sôi, cho gừng vào, khuấy đều rồi bắc bếp ra.
- Ủ nguyên lá trong nước, không cần vớt ra.
Lưu ý: không cho gừng vào lúc nước sôi, để giữ được tinh dầu gừng thấm vào trà.
Cách dùng
- Đợi nước trà xanh nguội, có thể thêm đường phèn hoặc mật ong cho dễ uống.
- Uống sau bữa ăn 5-10 phút là tốt nhất.
Công thức này hỗ trợ
- Giảm đau lưng, đau xương khớp, phong tê thấp
- Giảm hấp thu mỡ vào gan, máu
- Hạ men gan, đường huyết
- Tăng cường miễn dịch
- Giảm ho khan, ho có đờm, viêm phổi, phế cảm.
Tuy nhiên, trà giàu tanin khó tổng hợp sắt nên người thiếu máu không nên dùng. Trà xanh chứa caffeine có thể gây triệu chứng chóng mặt, cồn cào, nôn ói nếu dùng nhiều. Trà xanh và gừng đều không nên dùng vào buổi tối.
Không uống nước trà lúc đói bụng vì dễ bị say, nhất là trà tươi (có thể gây nôn mửa). Không dùng trà đặc với lượng trên 10g trà khô/lần/người.
Khi uống nước trà bình thường cũng phải cách xa giờ uống thuốc có sắt; có Alcaloid (như mã tiền, cà độc dược...), có Aspirin, Ibuprofen, Warfarin, Paracetamol, Phenylpropanolamine, Ephedrine, Phenytoin, Methotrexate, vitamin B9, Nadolol. Người bệnh cần phẫu thuật không uống nước trà trước và sau khi mổ 1 ngày, để phòng chảy máu do khó đông máu.
Nguồn vietnamnet.vn
Các bài viết cùng chuyên mục
Lan toả giá trị tốt đẹp từ những dự án "Hành động vì cộng đồng"
Nhiều hoạt động kỷ niệm 20 năm Phố cổ Hà Nội được xếp hạng Di tích lịch sử quốc gia
Vì sao không nên đi bộ hay chạy trên thang cuốn?
Khánh thành tôn tạo Tượng đài Chủ tịch Hồ Chí Minh tại Dominica
Báo chí chất lượng cao trong bối cảnh chuyển đổi số
Festival Ninh Bình lần thứ III hứa hẹn nhiều nét mới, đặc sắc và ấn tượng
Top 5 loại cỏ dại được đưa vào sách thuốc uy tín
Ngày hội đua vỏ lãi trên cửa biển Sông Đốc, Cà Mau
Gần 1.000 nghệ sĩ sẽ tham gia Liên hoan Ca múa nhạc toàn quốc - 2024 đợt 1
Kinh lá buông - 'báu vật' của đồng bào Khmer An Giang