Quảng Nam: Đón nhận Bằng xếp hạng Di tích quốc gia Mộ cụ Đỗ Đăng Tuyển
15/05/2024 11:07
Ghi nhận những công lao đóng góp của chí sĩ Đỗ Đăng Tuyển, ngày 12/3/2024, Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch có Quyết định số 608/QĐ-BVHTTDL về việc xếp hạng di tích lịch sử cấp quốc gia đối với Mộ cụ Đỗ Đăng Tuyển, tại xã Đại Cường, huyện Đại Lộc.
Đại diện lãnh đạo tỉnh Quảng Nam trao Bằng xếp hạng Di tích quốc gia Mộ cụ Đỗ Đăng Tuyển của Bộ Văn hoá, Thể thao và Du lịch cho đại diện lãnh đạo huyện Đại Lộc. |
Sáng 14/5/2024, UBND huyện Đại Lộc (tỉnh Quảng Nam) tổ chức Lễ đón nhận Bằng xếp hạng Di tích quốc gia Mộ cụ Đỗ Đăng Tuyển.
Chí sĩ Đỗ Đăng Tuyển (1856 - 1911) sinh ra và lớn lên ở làng Ô Gia, xã Đại Cường, huyện Đại Lộc, tỉnh Quảng Nam. Ông từng giữ một chức quan nhỏ trong triều đình nhà Nguyễn. Khi thực dân Pháp xâm chiếm nước ta, ông từ quan về quê. Năm 1885, vua Hàm Nghi phát động phong trào Cần Vương, Đỗ Đăng Tuyển tham gia Nghĩa hội Quảng Nam - một phong trào hưởng ứng Chiếu Cần Vương tại Quảng Nam. Ông được giao chức Tán tương quân vụ chuyên phụ trách vận động lương thực, tiền bạc cho các hoạt động của Nghĩa hội. Năm 1904, ông là một trong 5 thành viên tham gia sáng lập Duy Tân hội.
Năm 1910, ông bị chính quyền tay sai và thực dân Pháp bắt giữ và đưa tới nhà lao Lao Bảo (Quảng Trị) giam cầm. Tại đây, ông đã tuyệt thực hơn 1 tuần và hy sinh vào ngày 02/5/1911, khi tròn 55 tuổi.
Quang cảnh tại Lễ đón nhận Bằng xếp hạng Di tích quốc gia Mộ cụ Đỗ Đăng Tuyển. |
Ghi nhận những công lao đóng góp của chí sĩ Đỗ Đăng Tuyển, ngày 12/3/2024, Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch có Quyết định số 608/QĐ-BVHTTDL về việc xếp hạng di tích lịch sử cấp quốc gia đối với Mộ cụ Đỗ Đăng Tuyển, tại xã Đại Cường, huyện Đại Lộc.
Tại buổi lễ đón nhận Bằng xếp hạng Di tích quốc gia, Huyện ủy Đại Lộc đã giới thiệu và phát hành tập sách “Chí sĩ yêu nước Đỗ Đăng Tuyển - Cuộc đời và sự nghiệp”. Tập sách tập hợp những bài phát biểu, bài viết của các nhà nghiên cứu lịch sử, các cơ quan, đơn vị, địa phương về cuộc đời, những đóng góp to lớn của chí sĩ Đỗ Đăng Tuyển đối với các phong trào cách mạng cuối thế kỷ XIX, đầu thế kỷ XX. Tập sách cũng là nguồn tư liệu góp phần đẩy mạnh công tác tuyên truyền, giáo dục truyền thống cách mạng, khơi dậy niềm tự hào về lịch sử đấu tranh bất khuất, kiên cường của các thế hệ tiền bối; tạo động lực, niềm tin cho các tầng lớp nhân dân huyện Đại Lộc chung tay xây dựng quê hương ngày càng giàu đẹp, văn minh./.
Các bài viết cùng chuyên mục
Biên giới Việt - Lào: Tình thân gắn kết - hữu nghị tỏa sáng
Trở lại thời bao cấp qua chương trình quảng bá du lịch đêm Hà Nội
Hai điểm lạ của cơn đau đầu cảnh báo u não
Chiếc áo Nhật Bình - Lễ phục của Hoàng hậu Nam Phương đã "hồi hương"
22 tác phẩm đoạt giải ảnh nghệ thuật "Tự hào một dải biên cương"
Bắc Mỹ nghiêng ngả trước cặp đôi phù thủy
Nhặt da, sơn sửa nhiều có làm móng tay nhanh hỏng?
Vinh danh tài năng trẻ xuất sắc trong lĩnh vực Tâm lý - Giáo dục
Loại rau nào bổ dưỡng nhất?
Thêm hành lang pháp lý để bảo vệ và phát huy giá trị di sản