Những người tuyệt đối không được nâng mũi
02/04/2024 15:20
Nếu đang mang thai, nghi ngờ mang thai hoặc đang cho con bú, bạn tuyệt đối không thực hiện phẫu thuật nâng mũi.
Bác sĩ Nguyễn Văn Tuấn, thạc sĩ Đại học Y Thái Bình, tư vấn:
Thực tế cho thấy nếu bạn làm mũi bị hỏng sẽ rất khó và mất nhiều thời gian sửa lại. Bởi nâng mũi là tiểu phẫu đơn giản nhưng không có nghĩa ở đâu cũng làm được. Trình độ bác sĩ không đảm bảo, công nghệ lạc hậu thì khó đảm bảo sự an toàn của bạn.
Để tránh tình trạng thẩm mỹ xong vẫn không ưng ý, bạn cần tìm hiểu thông tin từ nhiều nguồn khác nhau, trang bị đầy đủ kiến thức. Vì vậy, buổi gặp bác sĩ để tư vấn cặn kẽ rất cần thiết. Quá trình tư vấn chuyên sâu sẽ giúp bạn hiểu rõ bản thân mong muốn có dáng mũi như thế nào, từ đó chọn lựa được phương pháp thẩm mỹ tối ưu, biết cách chăm sóc hậu phẫu.
Trước khi tiến hành nâng mũi, bạn cần lưu ý không trang điểm; không nên ăn, uống trước phẫu thuật ít nhất 4 tiếng; không sử dụng các chất kích thích, không thức khuya vào đêm hôm trước, tránh nâng mũi vào các ngày có kinh nguyệt.
Đặc biệt, bạn phải thông báo cho bác sĩ biết tiền sử bệnh của bản thân để có điều chỉnh tốt nhất cho ca phẫu thuật. Nếu đang mang thai, nghi ngờ đang mang thai hoặc đang cho con bú, bạn tuyệt đối không thực hiện phẫu thuật. Ngoài ra, bạn nên có người thân đi cùng để được hỗ trợ khi cần thiết.
Giai đoạn chăm sóc sau khi nâng mũi là một trong những yếu tố quan trọng quyết định đến độ hoàn thiện. Việc mũi hồi phục nhanh hay chậm, sưng nhiều hay ít và lên dáng mũi có đẹp như kỳ vọng hay không phụ thuộc rất nhiều vào giai đoạn này.
Khi vết thương chưa lành, chiếc mũi mới chưa được ổn định, bạn cần tuân thủ nghiêm ngặt chỉ dẫn của bác sĩ, từ chế độ ăn uống tới nghỉ ngơi tránh làm ảnh hưởng đến kết quả cũng như hình dáng của chiếc mũi mới.
Việc đeo nẹp định hình quan trọng trong việc cố định dáng mũi ban đầu. Sau 4-5 ngày, bạn nên đến bệnh viện để các bác sĩ tháo nẹp, tránh tự làm vì sẽ nguy hiểm. 10 ngày đầu tiên sau khi nâng mũi bạn không nằm nghiêng vì có thể gây lệch hoặc tổn thương mũi.
Bạn cần kiêng ăn thực phẩm gây sẹo lồi như rau muống; kiêng ăn thực phẩm dễ gây ngứa, mưng mủ như thịt gà, hải sản, đồ nếp, đồ tanh..., không ăn các món ảnh hưởng tới sắc tố da như trứng, thịt bò, đồ cay nóng. Không sử dụng chất kích thích như bia, rượu, thuốc lá, cà phê... vì có thể khiến quá trình hồi phục vết thương kéo dài, tăng nguy cơ nhiễm trùng. Ngoài ra, bạn cần tuân thủ dùng thuốc kháng sinh, giảm đau, chống phù nề, chống sẹo... theo chỉ định của bác sĩ.
Nguồn vietnamnet.vn
Các bài viết cùng chuyên mục
Hơn 50 đầu sách được lựa chọn tham dự Hội chợ sách thiếu nhi quốc tế Busan
Người Nhật ăn cơm đều đặn nhưng không béo: 5 thói quen cần học tập
Tổ chức xây dựng mô hình bảo tồn, phát huy văn hóa phi vật thể các dân tộc thiểu số
Thêm 6 di tích được xếp hạng quốc gia đặc biệt
Xét tặng Giải thưởng Hồ Chí Minh, Giải thưởng Nhà nước về khoa học và công nghệ đợt 7
Biên giới Việt - Lào: Tình thân gắn kết - hữu nghị tỏa sáng
Trở lại thời bao cấp qua chương trình quảng bá du lịch đêm Hà Nội
Hai điểm lạ của cơn đau đầu cảnh báo u não
Chiếc áo Nhật Bình - Lễ phục của Hoàng hậu Nam Phương đã "hồi hương"
22 tác phẩm đoạt giải ảnh nghệ thuật "Tự hào một dải biên cương"