Loại nước uống làm tăng 5 lần nguy cơ mắc ung thư
19/03/2025 17:31
Phụ nữ sử dụng các loại đồ uống có đường mỗi ngày có nguy cơ mắc ung thư miệng cao gấp 5 lần so với những người uống ít hơn một lần mỗi tháng.
Nghiên cứu được công bố trên tạp chí JAMA Otolaryngology dựa trên hồ sơ y tế của 163.000 phụ nữ tại Anh. Theo đó, tỷ lệ ung thư khoang miệng cao hơn 4,87 lần ở những phụ nữ dùng nhiều đồ uống có đường so với những người uống ít hơn một lần mỗi tháng.
Các chuyên gia tại Đại học Washington (Mỹ) cho biết, tiêu thụ quá nhiều đường có thể gây bệnh nướu răng, từ đó làm tăng nguy cơ xuất hiện khối u trong miệng hoặc họng.
Số ca ung thư miệng đang gia tăng, với gần 11.000 ca được ghi nhận tại Anh vào năm ngoái, đưa bệnh này trở thành loại ung thư phổ biến thứ 10. Các khối u có thể phát triển trên lưỡi, môi, má, amidan hoặc họng.
Trước đây, các nhà khoa học ghi nhận thuốc lá, rượu bia và virus HPV có liên quan đến phần lớn các ca ung thư miệng. Nghiên cứu mới phát hiện ra rằng đồ uống có đường cũng làm tăng nguy cơ, bất kể người bệnh có hút thuốc hoặc uống rượu hay không.

Tiến sĩ Brittany Barber, tác giả nghiên cứu, cho biết: "Tiêu thụ đồ uống có đường hàm lượng cao có liên quan đến nguy cơ mắc ung thư khoang miệng ở phụ nữ, dù họ có thói quen hút thuốc, uống rượu hay không”.
"Ngày càng có nhiều bằng chứng cho thấy, chế độ ăn uống quen thuộc của phương Tây là yếu tố nguy cơ của các bệnh ung thư đường tiêu hóa, do tiêu thụ nhiều chất béo bão hòa, thực phẩm chế biến sẵn và đường bổ sung", Tiến sĩ Barber nói.
Mặc dù Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) khuyến nghị hạn chế đường bổ sung trong chế độ ăn uống, nhưng mức tiêu thụ vẫn còn quá cao ở nhiều quốc gia.
Những dấu hiệu bất thường trong miệng không nên bỏ qua
Tiến sĩ Rahul Nehra, nha sĩ Ở aNH, cảnh báo về các triệu chứng trong miệng mà bạn không nên bỏ qua:
1. Chảy máu nướu
Chảy máu nướu liên tục, đặc biệt là khi đánh răng hoặc dùng chỉ nha khoa, có thể là dấu hiệu của bệnh nướu như viêm nướu. Nguyên nhân thường do mảng bám tích tụ dọc theo đường viền nướu, gây viêm và tổn thương mô.
Nếu không được điều trị kịp thời, bệnh có thể dẫn đến tụt nướu và mất răng. Giữ vệ sinh răng miệng tốt và làm sạch răng chuyên sâu có thể cải thiện tình trạng này.
2. Hơi thở hôi
Hơi thở có mùi hôi mạn tính là dấu hiệu của nhiều vấn đề răng miệng như vệ sinh kém, bệnh nướu răng hoặc sâu răng. Ngoài ra, có thể liên quan đến các vấn đề sức khỏe khác như tiểu đường hoặc bệnh tiêu hóa.
Khám răng định kỳ có thể xác định nguyên nhân gây hôi miệng. Để khắc phục, cần duy trì thói quen vệ sinh răng miệng tốt như đánh răng 2 lần mỗi ngày, dùng chỉ nha khoa và nước súc miệng kháng khuẩn.
3. Xuất hiện vết loét hoặc cục u
Các vết loét trong miệng thường vô hại và tự lành. Tuy nhiên, nếu bạn có vết loét hoặc cục u kéo dài hơn 2 tuần không khỏi, đó có thể là dấu hiệu của bệnh nghiêm trọng như ung thư miệng.
Các dấu hiệu đáng lo ngại khác bao gồm mảng trắng hoặc đỏ trong miệng, cảm giác tê hoặc khó cử động hàm. Nếu gặp những triệu chứng này, bạn nên đến bác sĩ hoặc nha sĩ để kiểm tra ngay.
4. Răng lung lay
Răng lung lay là dấu hiệu của bệnh nướu nghiêm trọng hoặc sâu răng. Nếu không được can thiệp kịp thời, tình trạng này dễ dẫn đến mất răng và tiêu xương. Đến gặp nha sĩ sớm có thể giúp bảo vệ răng, thông qua các phương pháp như làm sạch sâu, lấy cao răng hoặc phục hình răng.
Nguồn vietnamnet.vn
Các bài viết cùng chuyên mục
Rực rỡ không gian Festival khinh khí cầu Bình Thuận - năm 2025
Ngày Sách Việt Nam 21/4: Bồi đắp tri thức, kết nối cộng đồng
Top 5 loại rau thơm ăn hằng ngày giúp sống thọ hơn
Festival Phở 2025: Hội tụ tinh hoa Phở Việt ba miền
Lịch truyền hình trực tiếp Lễ diễu binh, diễu hành cấp quốc gia kỷ niệm 50 năm Ngày Giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước
Đảm bảo an toàn cho du khách trong mùa cao điểm du lịch
21 loại thuốc tân dược, trị xương khớp giả trong đường dây thu lợi 200 tỷ đồng
Mạch sống du lịch trên Cao nguyên đá
Khám phá nghi thức tắm Phật trong dịp Tết Chol Chnam Thmay
Nhiều hoạt động đặc sắc trong Đại lễ Vesak Liên hợp quốc 2025