Lan tỏa mô hình nông dân học và làm theo Bác
23/05/2024 07:59
Việc học tập và làm theo Bác luôn được Hội Nông dân huyện Củ Chi (TP. Hồ Chí Minh) xác định là việc làm thường xuyên của từng cán bộ, hội viên nông dân, qua đó giúp tu dưỡng, rèn luyện đạo đức lối sống, hành động với những việc làm cụ thể noi gương Bác để cùng tham gia xây dựng tổ chức Hội ngày càng vững mạnh.
Hội Nông dân xã Tân Thông Hội (huyện Củ Chi) tổ chức đưa cán bộ, hội viên nông dân đến thăm quan các mô hình kinh tế hiệu quả. (Ảnh: PV) |
Đa dạng các hình thức tuyên truyền
Xác định việc tuyên truyền Kết luận 01-KL/TW về tiếp tục thực hiện Chỉ thị số 05-CT/TW của Bộ Chính trị về đẩy mạnh học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh là nhiệm vụ thường xuyên nhằm làm lan tỏa đến cán bộ, hội viên nông dân từ nhận thức chuyển hóa thành hành động, thời gian qua, Hội Nông dân huyện Củ Chi (TP. Hồ Chí Minh) và cơ sở đã đổi mới hình thức tuyên truyền trực tiếp, trực tuyến, lồng ghép trong các buổi sinh hoạt định kỳ, phát huy hiệu quả các trang mạng xã hội.
Cụ thể, Hội đã tổ chức 418 cuộc tuyên truyền thu hút 22.446 lượt cán bộ, hội viên tham gia. Phát động hội viên nông dân tham gia phong trào đọc sách, kể chuyện về tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh vào sáng thứ Hai hàng tuần; giới thiệu và chia sẻ những ca khúc mới sáng tác về Bác trên fanpage của Hội… Đồng thời, thường xuyên giới thiệu và lan tỏa những gương nông dân Việt Nam xuất sắc, nông dân tiêu biểu thành phố, nông dân sản xuất kinh doanh giỏi, nông dân tiêu biểu trong học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh...
Bên cạnh đó, Hội còn chú trọng tuyên truyền, phổ biến sâu rộng đến cán bộ, hội viên nông dân tại các chi, tổ Hội, các câu lạc bộ bằng các hình thức phong phú, như: qua zalo, trang facebook, fanpage, bảng tin điện tử, kỷ yếu điện tử, hình thức triển khai phong phú, đa dạng. Việc ứng dụng công nghệ thông tin vào công tác tuyên truyền đã góp phần nâng cao hiệu quả hoạt động của công tác Hội từ huyện đên cơ sở...
Hội cũng phát động thực hiện sổ tay nhật ký làm theo Bác đến 100% cán bộ hội. Theo đó, việc thực hiện đăng ký Sổ tay học tập làm theo Bác gắn với thực hiện các tiêu chí “Mẫu người nông dân mới Thành phố Hồ Chí Minh”, đồng thời thí điểm chọn đơn vị Hội Nông dân xã An Nhơn Tây triển khai thực hiện. Đến nay, xã An Nhơn Tây đã thực hiện 786 sổ tay. Hội phấn đấu trong năm 2024 phát động đến 100% cán bộ, hội viên nông dân trên địa bàn huyện.
Với sự chỉ đạo triển khai đồng bộ, nghiêm túc và sáng tạo, việc học tập và làm theo tấm gương đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh được đẩy mạnh trên địa bàn huyện. Nổi bật trong thời gian dịch bệnh COVID -19 bùng phát, từ huyện đến cơ sở đã phát động tinh thần tương thân tương ái, vận động mọi nguồn lực xã hội để chăm lo, hỗ trợ cho các hộ nghèo, cận nghèo, các hộ dân tại khu cách ly cũng như hộ dân bị ảnh hưởng. Trong đó, Chương trình “Chuyến xe chia sẻ yêu thương; “Chuyến xe vì cộng đồng”; "Chuyến xe cứu trợ nghĩa tình 0 đồng"; các mô hình “Nông dân tiếp sức”; “Bếp ăn nghĩa tình”; “Tiếp sức đến trường”; “Nông dân chung một tấm lòng”; “Chia sẻ yêu thương”; "Phiên chợ 0 đồng"... đã góp phần không nhỏ trong công tác hỗ trợ người dân bị ảnh hưởng bởi đại dịch trên địa bàn huyện.
Triển khai nhiều mô hình thiết thực
Hội Nông dân xã Tân An Hội (huyện Củ Chi) ra quân tổ chức Tết trồng cây đời đời nhớ ơn Bác Hồ. (Ảnh: PV) |
Trong 03 năm qua, nhiều mô hình, gương tập thể, cá nhân điển hình có sức lan tỏa và được nhân rộng có sức thuyết phục đã mang lại hiệu quả cao trong việc học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh. Qua đó, đã tạo sự chuyển biến mạnh mẽ về nhận thức và hành động trong cán bộ, hội viên nông dân góp phần vào thành tích chung của Hội Nông dân huyện.
Với phương châm “lấy sức dân chăm lo cho dân”, Hội Nông dân huyện đã triển khai và thực hiện hiệu quả mô hình “Nghĩa tình nông dân”. Bên cạnh đó, các cấp Hội kêu gọi nhà hảo tâm hỗ trợ trao tặng 20 con bò giống sinh sản đến các hội viên nông dân nghèo, khó khăn, tổng giá trị 400 triệu đồng; tặng 1.176 phần quà với tổng số tiền 841 triệu đồng...
Công tác triển khai đăng ký và thực hiện các mô hình tiêu biểu học tập và làm theo Bác hằng năm luôn được các cấp Hội quan tâm triển khai thực hiện với nhiều mô hình thiết thực, hiệu quả, tạo sức lan tỏa trong hệ thống Hội, như mô hình: “Không sử dụng nước uống đóng chai trong các hội nghị”, “Nâng bước em đến trường”, “Xây dựng các tuyến đường xanh - sạch - đẹp kết hợp gắn bảng tiểu sử Mẹ Việt Nam anh hùng, Anh hùng liệt sĩ”; Xây dựng Không gian văn hóa Hồ Chí Minh “Bác Hồ với nông dân” trên website Hội; mô hình “Nghĩa tình nông dân”...
Cùng với đó, Hội Nông dân các xã, thị trấn đăng ký và thực hiện 63/63 mô hình tiêu biểu như: “Bữa ăn sáng 0 đồng”, “Chia sẻ yêu thương”, "Bó rau nghĩa tình”, “Chuyến xe yêu thương”, “Nghĩa tình nông dân”, “Trao cây giống trao niềm tin”, “Thu gom vỏ bao thức ăn gia súc trao tặng con giống nghĩa tình”, “Cánh đồng xanh - sạch - đẹp”, tuyến đường "xanh - sạch – đẹp", "Đổi rác thải nhựa lấy hoa kiểng, hạt giống", phong trào nuôi heo đất gây quỹ trao tặng học bổng... Các mô hình đã tạo sự chuyển biến mạnh mẽ, qua đó nâng cao nhận thức của cán bộ, hội viên, phát huy tinh thần tương thân, tương ái hỗ trợ những trường hợp khó khăn, tạo điều kiện để các hộ nâng cao thu nhập vươn lên thoát nghèo bền vững.
Từ hiệu quả của việc thực hiện tốt các mô hình tiêu biểu đã lan tỏa trong toàn hệ thống Hội chuyển hóa từ nhận thức thành hành động của cán bộ, hội viên nông dân góp phần thực hiện tốt nhiệm vụ công tác Hội và phong trào nông dân huyện./.
Các bài viết cùng chuyên mục
Biên giới Việt - Lào: Tình thân gắn kết - hữu nghị tỏa sáng
Trở lại thời bao cấp qua chương trình quảng bá du lịch đêm Hà Nội
Hai điểm lạ của cơn đau đầu cảnh báo u não
Chiếc áo Nhật Bình - Lễ phục của Hoàng hậu Nam Phương đã "hồi hương"
22 tác phẩm đoạt giải ảnh nghệ thuật "Tự hào một dải biên cương"
Bắc Mỹ nghiêng ngả trước cặp đôi phù thủy
Nhặt da, sơn sửa nhiều có làm móng tay nhanh hỏng?
Vinh danh tài năng trẻ xuất sắc trong lĩnh vực Tâm lý - Giáo dục
Loại rau nào bổ dưỡng nhất?
Thêm hành lang pháp lý để bảo vệ và phát huy giá trị di sản