Hai cách kiểm tra tim mạch phòng đột tử
26/05/2024 13:24
Bệnh tim mạch rất nguy hiểm có thể cướp đi mạng sống của bất cứ ai. Bạn có thể kiểm tra, phát hiện sớm và loại trừ các vấn đề liên quan tới tim mạch.
Bác sĩ Nguyễn Huy Hoàng - Trung tâm Oxy cao áp Việt Nga, Bộ Quốc phòng (Hà Nội) tư vấn:
Bạn muốn kiểm tra mình có bệnh tim mạch hay không có hai cách rất đơn giản:
Thứ nhất, bạn đi bộ từ tầng 1 lên tầng 3 bằng cầu thang bộ. Nếu trong 1 phút, bạn không thấy hụt hơi, khó thở, sức khỏe của bạn bình thường. Nếu bạn có bệnh tim mạch sẽ thấy mệt, nhọc, hụt hơi, khó thở ngay.
Thứ hai, bạn có thể kiểm tra tim mạch tại các cơ sở y tế bằng điện tâm đồ, siêu âm tim, điện tim gắng sức. Các xét nghiệm này rất rẻ. Điện tâm đồ hiện nay tại các bệnh viện có giá tiền 30-50.000 đồng. Qua các xét nghiệm này, bạn được đánh giá chức năng tim mạch. Các xét nghiệm công thức máu cũng rất quan trọng.
Bệnh tim mạch đứng đầu danh sách nguyên nhân gây tử vong trên toàn thế giới, vượt qua cả bệnh ung thư, kể cả ở các quốc gia đang phát triển hay đã phát triển. Ở Việt Nam, theo số liệu của Bộ Y tế, mỗi năm có khoảng 200.000 người mất vì bệnh tim mạch.
Bệnh tim mạch không trừ một ai. Người càng lớn tuổi, nguy cơ tổn thương hay hẹp động mạch càng cao, cũng như cơ tim càng dày và yếu đi. Nam giới thường có nguy cơ cao mắc bệnh tim, tuy nhiên, nữ giới cũng có nguy cơ cao mắc bệnh sau mãn kinh, tiền căn gia đình.
Người thường xuyên ăn thực phẩm chứa nhiều muối, đường, dầu mỡ và cholesterol dễ tăng nguy cơ mắc các bệnh tim. Cao huyết áp, mỡ máu, đái tháo đường, béo phì, hoạt động thể chất ít, thường xuyên stress có thể gây ra các vấn đề về tim mạch.
Trong các bệnh tim mạch, nhồi máu cơ tim là nguy hiểm nhất. Hiện nay, bệnh này ngày càng trẻ hóa. Theo ước tính, bệnh nhân dưới 40 tuổi chiếm 10%.
Nhồi máu cơ tim do cục máu đông, mảng xơ vữa tách ra di chuyển trong động mạch vành và tắc lại, khiến một vùng cơ tim có thể chết đi, gây suy tim cấp, ngừng tim khiến người bệnh tử vong nhanh chóng. Để phòng bệnh tim mạch, bạn nên duy trì thói quen khám bệnh định kỳ. Thông qua các đợt khám, bạn biết trước mình có mỡ máu, đường máu, tăng huyết áp hay không.
Ngoài ra, bạn cần có lối sống khoa học ăn, ngủ, luyện tập phù hợp. Tốt nhất bạn nên đi ngủ trước 22h, ngày ngủ đủ 8 tiếng. Mỗi tuần, bạn cần tập luyện 3-4 buổi, từ 30-45 phút. Người có bệnh mạn tính cần kiểm soát sức khỏe chặt chẽ.
Nguồn vietnamnet.vn
Các bài viết cùng chuyên mục
Biên giới Việt - Lào: Tình thân gắn kết - hữu nghị tỏa sáng
Trở lại thời bao cấp qua chương trình quảng bá du lịch đêm Hà Nội
Hai điểm lạ của cơn đau đầu cảnh báo u não
Chiếc áo Nhật Bình - Lễ phục của Hoàng hậu Nam Phương đã "hồi hương"
22 tác phẩm đoạt giải ảnh nghệ thuật "Tự hào một dải biên cương"
Bắc Mỹ nghiêng ngả trước cặp đôi phù thủy
Nhặt da, sơn sửa nhiều có làm móng tay nhanh hỏng?
Vinh danh tài năng trẻ xuất sắc trong lĩnh vực Tâm lý - Giáo dục
Loại rau nào bổ dưỡng nhất?
Thêm hành lang pháp lý để bảo vệ và phát huy giá trị di sản