Hai bộ phận bẩn của cá dễ bị bỏ quên khi chế biến
25/04/2024 13:29
Khi chế biến cá, người dân thường mổ bóc ruột, mang, đánh vảy. Tuy nhiên, lớp nhầy trên da và màng đen trong bụng cá cũng là nơi ẩn chứa nhiều vi khuẩn cần được loại bỏ.
Phó giáo sư Nguyễn Duy Thịnh, nguyên giảng viên Viện Công nghệ thực phẩm, Trường Đại học Bách Khoa (Hà Nội), tư vấn:
Các loại cá có vảy thường được sơ chế như mổ bỏ ruột, đánh vảy, bóc mang. Việc bạn chỉ rửa qua nước thông thường sẽ chưa đảm bảo thịt cá ngon, sạch. Bạn cần loại bỏ lớp nhầy trên da và màng đen trong bụng cá. Đây là hai bộ phận bẩn nhưng ít người để ý, thường bỏ qua khi sơ chế.
Lớp nhầy trên da cá là nơi trú ngụ của vi khuẩn. Nếu không được làm sạch, lớp nhầy còn làm tăng độ tanh khi ăn cá. Vì vậy, bạn nên rửa sạch cá với nước chanh hoặc giấm. Khi da cá hết nhớt bạn mới chế biến món ăn.
Ngoài ra, bụng cá còn lớp màng đen có tác dụng bảo vệ phần nội tạng. Lớp màng là nơi tích tụ nhiều chất độc hại trong quá trình sinh trưởng của cá. Khi chế biến, bạn phải làm sạch, lọc bỏ lớp màng giúp thịt cá không còn hôi, tanh.
Thịt cá chứa nhiều protein, omega, DHA... Mỗi loại cá có giá trị dinh dưỡng khác nhau và đều là thực phẩm tốt cho đối tượng nhất là người già, trẻ nhỏ. Do đó, bạn nên bổ sung 2-3 bữa cá mỗi tuần.
Nguồn vietnamnet.vn
Các bài viết cùng chuyên mục
Người Nhật ăn cơm đều đặn nhưng không béo: 5 thói quen cần học tập
Tổ chức xây dựng mô hình bảo tồn, phát huy văn hóa phi vật thể các dân tộc thiểu số
Thêm 6 di tích được xếp hạng quốc gia đặc biệt
Xét tặng Giải thưởng Hồ Chí Minh, Giải thưởng Nhà nước về khoa học và công nghệ đợt 7
Biên giới Việt - Lào: Tình thân gắn kết - hữu nghị tỏa sáng
Trở lại thời bao cấp qua chương trình quảng bá du lịch đêm Hà Nội
Hai điểm lạ của cơn đau đầu cảnh báo u não
Chiếc áo Nhật Bình - Lễ phục của Hoàng hậu Nam Phương đã "hồi hương"
22 tác phẩm đoạt giải ảnh nghệ thuật "Tự hào một dải biên cương"
Bắc Mỹ nghiêng ngả trước cặp đôi phù thủy