Có cần nhịn ăn trước khi khám bệnh không?
02/08/2024 13:28
Người dân đi khám bệnh thường nhịn ăn để có kết quả xét nghiệm chính xác nhất. Tuy nhiên, với một số bệnh lý, bạn không cần nhịn ăn vẫn nhận được chỉ số chính xác.
Bác sĩ chuyên khoa II Trần Minh Thảo - Phó Trưởng khoa Khám chữa bệnh theo yêu cầu, Bệnh viện Bạch Mai (Hà Nội) - tư vấn:
Thông thường, người bệnh luôn dành buổi sáng để đi khám. Nếu phải làm các xét nghiệm, bệnh nhân cũng tiện nhịn ăn để thực hiện. Tuy nhiên, bạn có cần nhịn ăn hay không còn tùy thuộc vào loại xét nghiệm mà bác sĩ chỉ định. Các nhân viên y tế sẽ hướng dẫn chi tiết cho người bệnh cần phải làm trước khi khám.
Các xét nghiệm máu không cần nhịn ăn
- Xét nghiệm nhóm máu: Đây là xét nghiệm để xác định được bạn thuộc nhóm máu nào. Các nhóm máu thường được quy định do gene di truyền và sẽ không thay đổi.
- Xét nghiệm công thức máu: Việc ăn uống sẽ không ảnh hưởng đến kết quả, do đó bạn không cần nhịn ăn trước khi lấy mẫu.
Tuy nhiên, trong trường hợp mẫu máu cho các loại xét nghiệm sinh hóa, xét nghiệm miễn dịch,... hay một số xét nghiệm khác thì bắt buộc phải nhịn ăn từ 8-12 giờ để không làm sai lệch kết quả xét nghiệm.
- Xét nghiệm viêm gan A, B, C...
- Xét nghiệm HIV và các bệnh lây nhiễm qua đường tình dục như lậu, giang mai…
- Tầm soát ung thư: Xét nghiệm này nhằm tìm ra dấu ấn ung thư như hormone hay các protein đặc biệt.
- Xét nghiệm liên quan đến sản khoa như định lượng Beta hCG, tầm soát dị tật thai nhi.
- Xét nghiệm NIPT: Đây là phương pháp tầm soát dị tật thai nhi không xâm lấn được nhiều mẹ bầu lựa chọn. Thai phụ có thể ăn uống đầy đủ trước khi xét nghiệm để tránh nguy cơ bị tụt huyết áp do đói.
- Xét nghiệm giun sán: Đây là loại xét nghiệm bạn không cần nhịn ăn trước khi xét nghiệm.
Khi làm những xét nghiệm trên, bạn không cần nhịn ăn nhưng tránh thực phẩm có tính cay nóng, không sử dụng các chất kích thích như bia rượu làm ảnh hưởng đến kết quả xét nghiệm. Bạn có thể uống nước lọc trước khi xét nghiệm máu. Bạn không nhai kẹo cao su và tập thể dục trước thời điểm lấy mẫu, việc này sẽ đẩy nhanh quá trình tiêu hóa và có thể làm sai lệch kết quả.
Nếu bạn làm các xét nghiệm liên quan đến chức năng gan, thận, đường huyết, mỡ máu, định lượng sắt, xét nghiệm ngưng tập tiểu cầu, bạn cần nhịn ăn tối thiểu nên từ 8-12 tiếng. Vì các chất dinh dưỡng sẽ chuyển hóa thành đường glucose, sau đó được cơ thể hấp thụ và chuyển đổi thành năng lượng. Lúc này, hàm lượng các thành phần trong máu sẽ thay đổi và làm sai lệch kết quả xét nghiệm.
Nếu bạn có chỉ định làm các xét nghiệm cận lâm sàng như nội soi tiêu hóa cần nhịn ăn ít nhất 4 đến 6 tiếng. Trường hợp cần siêu âm ổ bụng, cần nhịn tiểu và uống nhiều nước trước khi siêu âm.
Nguồn vietnamnet.vn
Các bài viết cùng chuyên mục
Vinh danh tài năng trẻ xuất sắc trong lĩnh vực Tâm lý - Giáo dục
Loại rau nào bổ dưỡng nhất?
Thêm hành lang pháp lý để bảo vệ và phát huy giá trị di sản
Những bản đúc trên Chín đỉnh đồng ở Hoàng cung Huế
Thời gian đứng vững 1 chân tiết lộ sức khỏe của bạn
Đưa Gia Lai trở thành điểm đến hấp dẫn của Tây Nguyên
Đưa nghệ thuật Đờn ca tài tử Nam Bộ đến gần với giới trẻ TP Hồ Chí Minh
Khai mạc Festival Ninh Bình với chủ đề 'Dòng chảy di sản'
Rừng Đỗ Quyên cổ thụ trên núi PuTaLeng lập kỷ lục có diện tích lớn nhất Việt Nam
5 phần thịt lợn khoái khẩu của nhiều người nhưng tiềm ẩn độc hại