5 dấu hiệu cảnh báo suy tim từ lâu
21/11/2024 17:37
Từ mắt cá chân sưng tấy đến ho dai dẳng cho thấy một người có thể đang xuất hiện dấu hiệu suy tim.
Trên toàn cầu, có khoảng 145 triệu nam giới và 110 triệu nữ giới mắc bệnh tim mạch, trong đó, 9 triệu người bị cướp đi sinh mạng mỗi năm. Đây cũng là nguyên nhân gây tử vong do bệnh tật lớn nhất thế giới. Khoảng 1 trong 7 ca tử vong do bệnh tim mạch vành.
Nắm rõ các dấu hiệu có thể giúp người bệnh đi khám, chẩn đoán sớm, kiểm soát tốt các triệu chứng.
Theo Express, bác sĩ tim mạch Dincer Aktuerk, Bệnh viện St Bartholomew (London, Anh) cho biết nếu bạn gặp bất kỳ dấu hiệu suy tim nào dưới đây, hãy trao đổi với bác sĩ.
Mệt mỏi: Cảm thấy mệt mỏi do thức khuya, căng thẳng hoặc áp lực xã hội là điều thường thấy và sẽ giảm dần khi bạn nghỉ ngơi. Nhưng tình trạng mệt mỏi cực độ xuất hiện mà không có lý do rõ ràng, không đỡ khi bạn nghỉ, đó có thể là giai đoạn đầu của suy tim.
Trong một nghiên cứu năm 2017, tình trạng mệt mỏi được phát hiện ở 39% trong số hơn 12.000 trường hợp suy tim.
Sưng: Có nhiều lý do khác nhau khiến chân bị sưng, bao gồm thuốc huyết áp, ít vận động, mang thai và thậm chí là mặc quần áo chật. Nhưng bác sĩ Aktuerk thông tin, nếu tình trạng sưng không giảm, ngay cả khi đã ngồi nghỉ, đó là vấn đề đáng lo ngại vì tim đang phải vật lộn để bơm máu hiệu quả.
Tiến sĩ Rosie Godeseth, bác sĩ tim mạch và Phó giám đốc Y khoa tại Vitality Health, cho biết thêm: "Hãy nói chuyện với bác sĩ nếu tình trạng sưng vẫn tiếp diễn hoặc kèm theo các triệu chứng như chóng mặt và khó thở".
Đau hoặc chuột rút ở bắp chân khi bạn đi bộ cũng có thể do thiếu máu đến chân. Quỹ Tim mạch Anh đánh giá đây là dấu hiệu mỡ tích tụ trong động mạch khiến ít máu có thể đi qua hơn.
Tăng cân nhanh chóng: Nếu cân nặng tăng lên hoặc quần áo chật hơn, ngay cả khi một người đã nỗ lực giảm cân, đó có thể là dấu hiệu của vấn đề về tim. Tiến sĩ Godeseth giải thích: “Khi tim bơm máu không hiệu quả, điều này làm giảm lưu lượng máu đến thận khiến chất lỏng và natri bị giữ lại gây tăng cân”.
Khó thở: Dễ bị khó thở hơn, đặc biệt lúc nằm xuống hoặc sau khi gắng sức nhẹ, là vấn đề cần lưu tâm. Bác sĩ Aktuerk cho biết: “Khi yếu đi, tim không thể bơm máu hiệu quả đến phổi, gây tích tụ dịch, có thể biểu hiện bằng tình trạng khó thở dù chỉ đi bộ 1-2 tầng”.
Ho liên tục: Theo Tiến sĩ Godeseth, không nên bỏ qua tình trạng thở khò khè và ho không khỏi, thường nặng hơn vào ban đêm và có đờm màu hồng hoặc có máu. “Tình trạng này xảy ra sau khi suy tim gây tích tụ dịch trong phổi, vì vậy hãy nói chuyện với bác sĩ nếu bạn ho hơn 3 tuần”, Tiến sĩ Godeseth cảnh báo.
Nguồn vietnamnet.vn
Các bài viết cùng chuyên mục
Lan toả giá trị tốt đẹp từ những dự án "Hành động vì cộng đồng"
Nhiều hoạt động kỷ niệm 20 năm Phố cổ Hà Nội được xếp hạng Di tích lịch sử quốc gia
Vì sao không nên đi bộ hay chạy trên thang cuốn?
Khánh thành tôn tạo Tượng đài Chủ tịch Hồ Chí Minh tại Dominica
Báo chí chất lượng cao trong bối cảnh chuyển đổi số
Festival Ninh Bình lần thứ III hứa hẹn nhiều nét mới, đặc sắc và ấn tượng
Top 5 loại cỏ dại được đưa vào sách thuốc uy tín
Ngày hội đua vỏ lãi trên cửa biển Sông Đốc, Cà Mau
Gần 1.000 nghệ sĩ sẽ tham gia Liên hoan Ca múa nhạc toàn quốc - 2024 đợt 1
Kinh lá buông - 'báu vật' của đồng bào Khmer An Giang