Vừa bão tuyết vừa sóng nhiệt, nước Mỹ chứng kiến cảnh chênh lệch nhiệt độ kỷ lục giữa hai miền
24/02/2023 07:00
Nhiệt độ miền Bắc nước Mỹ hạ thấp kỷ lục vì bão tuyết hoành hành, trong khi nhiệt độ ở miền Nam lại cao nhất trong lịch sử tháng 2 vì nắng nóng.
Theo hãng CNN, nền nhiệt ở Mỹ đang chênh lệch bất thường đến 37,7 độ C. Phần lớn khu vực Montana, Wyoming, Nam Dakota và Bắc Dakota ghi nhận nhiệt độ dưới ngưỡng đóng băng vào chiều 22/2, điển hình là âm 9 độ C tại Cut Bank, Montana.
Cùng lúc đó, đối nghịch hoàn toàn với thời tiết lạnh giá ở phía Bắc, người dân khu vực Đông Nam Bộ nước Mỹ lại đang trải qua cái nóng kỷ lục trong tháng 2. Phần lớn lãnh thổ phía Nam, từ Texas đến Nam Carolina và Bắc Carolina, đang chứng kiến nền nhiệt trung bình là 26,7 độ C, trong đó cao nhất là 35 ở McAllen, Texas.

Cái lạnh khắc nghiệt ở phía Bắc là do ảnh hưởng của cơn bão tuyết diện rộng xảy ra ngày 22/2. Trên 20 bang đã phát đi cảnh báo về thời tiết nguy hiểm khi tình hình giao thông ở một số khu vực bị ảnh hưởng nặng bởi bão tuyết và nhiệt độ lạnh cóng. Vùng Minneapolis có khả năng đón tuyết rơi dày hơn 50cm – cao nhất trong vòng ba thập kỷ.
Nhiều trường học ở các bang South Dakota, North Dakota, Minnesota và Wisconsin đã phải đóng cửa trong ngày 22/2. Các cơ quan, văn phòng ngừng làm việc, trong đó cơ quan lập pháp bang Minnesota dự kiến đóng cửa cho tới ngày 27/2.
Giới chức quản lý tình trạng khẩn cấp khuyến cáo người dân không ra khỏi nhà, đồng thời cảnh báo nguy cơ mất điện do thời tiết khắc nghiệt. Lo ngại bão đổ bộ ảnh hưởng dài ngày, một số hộ gia đình đã mua dự trữ thực phẩm và nhu yếu phẩm.
Cơn bão được dự báo sẽ di chuyển về phía Bờ Đông nước Mỹ vào cuối tuần này. Tại một số nơi ở bang Michigan, Illinois và một số bang miền Đông, cơn bão có thể tạo ra những lớp băng dày tới 1,3 cm.
Các phương tiện di chuyển chậm vì tuyết rơi dày tại Minneapolis. Ảnh: AP
Theo hãng CNN, nền nhiệt ở Mỹ đang chênh lệch bất thường đến 37,7 độ C. Phần lớn khu vực Montana, Wyoming, Nam Dakota và Bắc Dakota ghi nhận nhiệt độ dưới ngưỡng đóng băng vào chiều 22/2, điển hình là âm 9 độ C tại Cut Bank, Montana.
Cùng lúc đó, đối nghịch hoàn toàn với thời tiết lạnh giá ở phía Bắc, người dân khu vực Đông Nam Bộ nước Mỹ lại đang trải qua cái nóng kỷ lục trong tháng 2. Phần lớn lãnh thổ phía Nam, từ Texas đến Nam Carolina và Bắc Carolina, đang chứng kiến nền nhiệt trung bình là 26,7 độ C, trong đó cao nhất là 35 ở McAllen, Texas.

Cái lạnh khắc nghiệt ở phía Bắc là do ảnh hưởng của cơn bão tuyết diện rộng xảy ra ngày 22/2. Trên 20 bang đã phát đi cảnh báo về thời tiết nguy hiểm khi tình hình giao thông ở một số khu vực bị ảnh hưởng nặng bởi bão tuyết và nhiệt độ lạnh cóng. Vùng Minneapolis có khả năng đón tuyết rơi dày hơn 50cm – cao nhất trong vòng ba thập kỷ.
Nhiều trường học ở các bang South Dakota, North Dakota, Minnesota và Wisconsin đã phải đóng cửa trong ngày 22/2. Các cơ quan, văn phòng ngừng làm việc, trong đó cơ quan lập pháp bang Minnesota dự kiến đóng cửa cho tới ngày 27/2.
Giới chức quản lý tình trạng khẩn cấp khuyến cáo người dân không ra khỏi nhà, đồng thời cảnh báo nguy cơ mất điện do thời tiết khắc nghiệt. Lo ngại bão đổ bộ ảnh hưởng dài ngày, một số hộ gia đình đã mua dự trữ thực phẩm và nhu yếu phẩm.
Cơn bão được dự báo sẽ di chuyển về phía Bờ Đông nước Mỹ vào cuối tuần này. Tại một số nơi ở bang Michigan, Illinois và một số bang miền Đông, cơn bão có thể tạo ra những lớp băng dày tới 1,3 cm.
Nguồn:baotintuc.vn
Các bài viết cùng chuyên mục
Nga hướng tới tự chủ gần như hoàn toàn trong ngành dầu mỏ
Chuyên gia kinh tế: Nga, Mỹ và Thổ Nhĩ Kỳ có thể mở đường cho hòa bình tại Ukraine
Thuế quan Mỹ làm gián đoạn chuỗi cung ứng vũ khí của Ukraine thế nào?
Ấn Độ và Pakistan nhất trí ngừng bắn ngay lập tức
Tây Ban Nha: Hàng nghìn người phải ở trong nhà do khí độc
Ukraine tuyên bố sẵn sàng ngừng bắn vô điều kiện với Nga trong 30 ngày
Tín hiệu gì sau thoả thuận thương mại Mỹ - Anh mới?
Đã có 6 ứng cử viên đăng ký tranh cử Tổng thống Hàn Quốc
Thực hư vụ Pakistan phá hủy hệ thống S-400 của Ấn Độ
Sotheby's dừng đấu giá xá lợi Phật thuộc 'khám phá khảo cổ phi thường nhất lịch sử'