Sóc Trăng: Tiếp tục đẩy mạnh cơ cấu lại ngành nông nghiệp
07/12/2023 15:12
Theo lãnh đạo Tỉnh ủy Sóc Trăng, mục tiêu năm 2024, cơ cấu GRDP (theo giá hiện hành) khu vực I (nông, lâm nghiệp và thuỷ sản) của tỉnh chiếm 40%; trong đó, sản lượng lúa đặc sản, chất lượng cao chiếm 93,37%, sản lượng thuỷ, hải sản đạt 380.000 tấn, giá trị sản phẩm thu hoạch trên 1 ha đất trồng trọt và nuôi trồng thủy sản đạt trên 240 triệu đồng/ha.
Tỉnh tiếp tục đẩy mạnh cơ cấu lại ngành nông nghiệp giai đoạn 2021-2025, tổ chức sản xuất theo chuỗi giá trị, phát triển vùng sản xuất hàng hóa tập trung, ứng dụng tiến bộ khoa học công nghệ, áp dụng các tiêu chuẩn sạch, xây dựng mã vùng trồng, mở rộng thị trường tiêu thụ cho nông sản.
Sóc Trăng triển khai thực hiện có hiệu quả các dự án, đề án chuyển đổi sản xuất, cơ cấu lại mùa vụ sản xuất phù hợp với từng vùng, chuyển đổi từ chăn nuôi nhỏ lẻ sang chăn nuôi theo quy mô gia trại, trang trại. Ngoài ra, tỉnh chỉ đạo ngành chức năng thường xuyên quản lý vật tư đầu vào, kiểm soát hiệu quả dịch bệnh, chú trọng nâng cao chất lượng giống cây trồng vật nuôi góp phần nâng cao sản lượng, chất lượng sản phẩm nông nghiệp của tỉn
Mặc dù ảnh hưởng biến đổi khí hậu và bối cảnh khó khăn chung của nền kinh tế đất nước và khu vực, nhưng Tỉnh ủy, UBND tỉnh Sóc Trăng tập trung chỉ đạo quyết liệt các giải pháp phát triển kinh tế xã hội. Theo đó, năm 2023, tốc độ tăng trưởng kinh tế ước 5,77%; trong đó khu vực I tăng 2,65%.
Theo Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tỉnh Sóc Trăng, năm 2023, tỉnh triển khai các giải pháp phòng, chống khô hạn, xâm nhập mặn, bảo đảm nguồn nước phục vụ sản xuất, khắc phục sạt lở bờ kênh, bờ sông, bờ biển bảo vệ sản xuất và đời sống người dân. Các địa phương tập trung tuyên truyền, vận động người dân chuyển đổi cơ cấu mùa vụ, cây trồng, vật nuôi, chủ động triển khai các biện pháp phòng, chống dịch bệnh trên gia súc, gia cầm, thuỷ sản,... Qua đó, sản xuất nông nghiệp của tỉnh Sóc Trăng phát triển ổn định, đầu ra sản phẩm đảm bảo.
Ông Huỳnh Ngọc Nhã, Giám đốc Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tỉnh Sóc Trăng thông tin, năm 2023, toàn tỉnh xuống giống được 330.381 ha lúa, sản lượng trên 2 triệu tấn (tăng 1,46%), trong đó sản lượng lúa đặc sản, chất lượng cao chiếm trên 93%. Tỉnh đã gieo trồng được 47.047 ha hoa màu và cây công nghiệp ngắn ngày như, hành tím gieo trồng được 7.096 ha (tăng 1,7%), cây mía gieo trồng được 3,612 ha (tăng 13,3%). Diện tích cây ăn trái hiện có 28.910 ha, tăng 1,6% so cùng kỳ; tổng đàn gia súc hiện có 475.862 con, tăng 18% so năm 2022.
Giám đốc Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tỉnh Sóc Trăng cho biết thêm, việc tiêu thụ lúa, hoa màu, cây ăn trái tương đối thuận lợi, giá bán tăng so cùng kỳ. Cụ thể, giá lúa dao động từ 6.000-8,500 đồng/kg, (tăng 900 - 2.400 đồng/kg), sau khi trừ các chi phí người nông dân có lợi nhuận (20,5-23 triệu đồng/ha); giá rau màu tăng từ 2.000 - 7.000 đồng/kg, giá cây ăn trái tăng từ 2.000 – 38.000 đồng/kg.
Nguồn: baotintuc.vn
Các bài viết cùng chuyên mục
Tiếp tục đẩy mạnh phát triển thị trường trong nước, kích cầu tiêu dùng
Vùng ngọt hóa Gò Công bội thu rau màu Thu Đông
Tạo cơ chế chủ động thu hút đầu tư vùng Đông Nam Bộ
Quảng Ninh: Thúc đẩy trồng trọt vụ Đông để khắc phục thiệt hại do bão số 3
Nông sản tìm cơ hội trong thách thức xuất khẩu
Doanh thu bán lẻ từ thị trường thương mại điện tử sẽ tăng mạnh vào năm 2025
Sản lượng lúa các tỉnh phía Bắc năm 2024 đạt trên 12,7 triệu tấn
Xuất khẩu gỗ tìm được cơ hội lội ngược dòng để về đích vượt mục tiêu
Dong riềng được mùa, được giá, làng miến Bình Lư tất bật vào vụ sản xuất
Quảng Ninh: Tốc độ sản xuất nuôi trồng thủy sản đang phục hồi rất khả quan