Malaysia điều tra chống bán phá giá đối với tôn kẽm xuất xứ Việt Nam
13/02/2025 17:49
Cục Phòng vệ thương mại thông báo Malaysia khởi xướng điều tra chống bán phá giá đối với tôn kẽm xuất xứ từ Trung Quốc, Hàn Quốc và Việt Nam.
Cục Phòng vệ thương mại (Bộ Công Thương) cho biết, ngày 6/2/2025 Bộ Đầu tư, Thương mại và Công nghiệp Malaysia (MITI) đã ra thông báo khởi xướng điều tra chống bán phá giá đối với mặt hàng tôn kẽm có xuất xứ hoặc nhập khẩu từ Trung Quốc, Hàn Quốc và Việt Nam.
Vụ việc được khởi xướng trên cơ sở hồ sơ đề nghị của ngành sản xuất nội địa, đại diện là Công ty CSC Steel Sdn.Bhd. Ngày khởi xướng là 6/2/2025.
Sản phẩm bị điều tra là tôn kẽm thuộc mã HS và AHTN: 7210.49.11 00, 7210.49.14 00, 7210.49.15 00, 7210.49.16 00, 7210.49.17 00, 7210.49.18 00, 7210.49.19 00, 7210.49.91 00, 7210.49.99 00, 7212.30.11 00, 7212.30.12 00, 7212.30.13 00, 7212.30.14 00, 7212.30.19 00, 7212.30.90 00, 7225.92.20 00, 7225.92.90 00, 7225.99.90 00, 7226.99.11 00, 7226.99.19 00, 7226.99.91 00 và 7226.99.99 00. Thời kỳ điều tra bán phá giá từ 1/10/2023 đến 30/9/2024; thiệt hại từ 1/10/2021 đến 30/9/2022; từ 1/10/2022 đến 30/9/2023.
Theo Cục Phòng vệ thương mại, do áp dụng chuyển đổi số trong điều tra phòng vệ thương mại, sau khi khởi xướng, cơ quan điều tra sẽ gửi email tới các bên có liên quan mà cơ quan điều tra biết để yêu cầu đăng ký tham gia vào vụ việc qua hệ thống.
Việc không trả lời hoặc trả lời không đầy đủ bản câu hỏi điều tra sẽ dẫn tới việc áp dụng dữ kiện có sẵn, gây kết quả bất lợi. Trường hợp gặp khó khăn về kỹ thuật khi nộp bản trả lời câu hỏi điều tra, các bên liên quan có thể liên hệ cơ quan điều tra theo email: firzanah.mystep@miti.gov.my và alltps@miti.gov.my với tiêu đề email: [TRIMA Technical Issue].
Các nhà sản xuất, xuất khẩu liên quan không có tên trong đơn kiện (nhưng có xuất khẩu sản phẩm bị điều tra đi Malaysia) muốn tham gia vụ việc này cần đăng ký theo hệ thống TRIMA trước ngày 21/2/2025.
Để kịp thời ứng phó vụ việc, Cục Phòng vệ thương mại khuyến nghị, đối với hiệp hội có thông báo cho các doanh nghiệp sản xuất/xuất khẩu có liên quan thuộc hiệp hội và khuyến nghị doanh nghiệp tham gia vụ việc nếu cần thiết; tư vấn chiến lược tham gia để đạt được kết quả tích cực.
Đối với doanh nghiệp cần nghiên cứu kĩ đơn kiện, thông báo khởi xướng, gửi ý kiến bình luận (nếu có) và trả lời bản câu hỏi điều tra và nộp cho MITI đúng hạn, đúng thể thức và hình thức mà cơ quan điều tra quy định (hệ thống TRIMA). Có thể xin gia hạn bản trả lời câu hỏi nếu cần thiết.
Các doanh nghiệp sản xuất, xuất khẩu sản phẩm bị điều tra đi Malaysia không nhận được email của cơ quan điều tra cần đăng ký theo hệ thống TRIMA để được tham gia vụ việc.
Mặt khác, hợp tác đầy đủ và toàn diện với cơ quan điều tra trong suốt quá trình vụ việc để tránh bị kết luận không hợp tác (thường dẫn tới mức thuế cao), đề nghị cơ quan điều tra cung cấp đầy đủ thông tin liên quan đến doanh nghiệp (các kết luận điều tra, phương pháp tính biên độ phá giá) trong giai đoạn sau của vụ việc để rà soát, gửi ý kiến bình luận (nếu cần).
Đặc biệt, giữ liên lạc, phối hợp với Cục Phòng vệ thương mại để nhận được sự hỗ trợ kịp thời./.
Nguồn: vietnamplus.vn
Các bài viết cùng chuyên mục
Hoa Kỳ muốn duy trì hợp tác kinh tế, thương mại bền vững với Việt Nam
Việt Nam-Lào ký kết hợp đồng phát triển dự án Nhà máy điện gió Nong
Sắp xếp lại bộ máy nhà nước không ảnh hưởng đến môi trường kinh doanh ở Việt Nam
Nhà máy lọc dầu lớn nhất châu Phi sẽ hoạt động hết công suất trong 30 ngày tới
Cục Thuế TP. Hồ Chí Minh cảnh báo thủ đoạn giả mạo giấy mời của cơ quan thuế
Sớm hoàn thiện thẩm định đề án điều chỉnh Quy hoạch điện VIII để trình Chính phủ
Ổn định tỷ giá trước áp lực “cuộc chiến” thuế quan
Hợp tác và kết nối có ý nghĩa quyết định đối với sự thịnh vượng chung
Nhầm lẫn tai hại trong vụ truy cập hệ thống thanh toán của Bộ Tài chính Mỹ
Cacao lên mức giá kỷ lục, giá chocolate tăng 20% vào dịp Valentine