Đồng Tháp: Chuyển hơn 10.000ha đất lúa kém hiệu quả sang cây trồng giá trị cao
13/04/2024 10:22
Việc chuyển đổi diện tích đất trồng lúa kém hiệu quả sang cây trồng Việc chuyển đổi diện tích đất trồng lúa kém hiệu quả sang cây trồng khác ở tỉnh Đồng Tháp mang lại kết quả cao gấp 2-8 lần, với đất lúa kém hiệu quả sang trồng hoa màu cho lợi nhuận tăng gấp 2-3 lần.khác ở tỉnh Đồng Tháp mang lại kết quả cao gấp 2-8 lần, với đất lúa kém hiệu quả sang trồng hoa màu cho lợi nhuận tăng gấp 2-3 lần.
Năm nay, tỉnh Đồng Tháp Chuyển đổi hơn 10.000ha đất trồng lúa sang cây trồng khác; trong đó, diện tích chuyển đổi sang cây hàng năm 6.998ha, cây lâu năm 1.500ha và chuyển sang trồng lúa kết hợp nuôi trồng thuỷ sản 13ha.
Cây trồng chuyển đổi chủ yếu là cây ngô, vừng, ớt, khoai lang, khoai môn, sen, rau đậu các loại. Diện tích chuyển đổi sang trồng cây lâu năm với các loại cây như: xoài, mít, sầu riêng, chanh…
Ông Nguyễn Phước Thiện - Phó Chủ tịch Ủy ban Nhân dân tỉnh Đồng Tháp, cho biết chuyển đổi cơ cấu cây trồng trên đất trồng lúa sang trồng các loại cây ăn trái, cây hàng năm khác có giá trị kinh tế cao, để nâng cao hiệu quả sử dụng đất, tăng thu nhập cho hộ sản xuất.
Đồng thời, tổ chức lại sản xuất nông nghiệp ở một số vùng, khu vực nhằm khai thác được những lợi thế về đất đai, điều kiện tự nhiên của từng địa phương, tạo thuận lợi để phát triển nông nghiệp bền vững; hình thành các vùng sản xuất chuyên canh với khối lượng sản phẩm lớn, tạo thành vùng sản xuất hàng hóa, xây dựng được thương hiệu cho nông sản Đồng Tháp, xây dựng mã số vùng trồng phục vụ xuất khẩu.
Ông Nguyễn Phước Thiện yêu cầu trong việc chuyển đổi cơ cấu cây trồng đúng quy định của pháp luật về quản lý đất đai và phù hợp với quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất; kế hoạch phát triển kinh tế-xã hội của địa phương và kế hoạch chuyển đổi cơ cấu cây trồng được cấp có thẩm quyền phê duyệt.
Việc chuyển đổi cơ cấu cây trồng bảo đảm khai thác hiệu quả cơ sở hạ tầng sẵn có phục vụ sản xuất nông nghiệp của địa phương, bảo đảm phục hồi lại hiện trạng ban đầu để trồng lúa trở lại khi cần thiết và việc chuyển đổi từ trồng lúa sang các loại cây trồng khác phải thực hiện theo quy định của pháp luật.
Việc chuyển đổi từ đất trồng lúa sang các loại cây trồng khác phải lựa chọn cây trồng, cơ cấu giống, thời vụ, kỹ thuật chăm sóc, thâm canh phù hợp để việc chuyển đổi bảo đảm hiệu quả kinh tế cao, ổn định và bền vững.
Theo ông Huỳnh Tất Đạt - Phó Giám đốc Sở Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn tỉnh Đồng Tháp, hiệu quả kinh tế từ việc chuyển đổi đất trồng lúa sang trồng hoa màu sẽ cho lợi nhuận tăng gấp 2-3 lần, hiện nay tỉnh cho nhân rộng mô hình hiệu quả trong việc trồng hoa màu. Vì hiện nay trồng hoa màu trong vòng 2-3 tháng cho thu hoạch, lãi từ 50-77 triệu đồng/ha.
Huyện Hồng Ngự chuyển đổi từ đất lúa sang trồng rau muống lấy hạt, với diện tích gần 220ha. Rau muống lấy hạt là loại cây chịu hạn tốt, được trồng chủ yếu ở các khu vực đất gò cao, đất bãi bồi, người trồng rau muống lấy hạt ở huyện Hồng Ngự lãi gấp 2,3 lần so với trồng lúa.
Mô hình trồng rau muống lấy hạt là hướng đi phù hợp, thích ứng với biến đổi khí hậu, giúp nông dân ổn định sản xuất, mang lại hiệu quả kinh tế, góp phần thực hiện tái cơ cấu ngành nông nghiệp địa phương.
Ông Nguyễn Thành Dũng ở xã Tân Mỹ, huyện Thanh Bình, trước đây 3 năm chuyển đất trồng lúa với 5.000m2 sang trồng mít cho hiệu quả gấp đôi so với trồng lúa, với 5.000m2 trồng mít 1 năm lãi hơn 70 triệu đồng, trong khi đó trồng lúa lãi từ 15-30 triệu đồng.
Trước hiệu quả trồng mít, đầu tháng 4/2024 ông Dũng tiếp tục sử dụng 5.000m2 đất trồng lúa còn lại lên trồng mít.
Để chuyển đổi cơ cấu cây trồng trên đất trồng lúa sang trồng cây hằng năm, cây lâu năm hoặc trồng lúa kết hợp nuôi trồng thủy sản, Ủy ban Nhân dân tỉnh chỉ đạo cần tuân thủ các nguyên tắc về sự phù hợp với quy hoạch sử dụng đất, quy hoạch phát triển nông nghiệp của địa phương, nhu cầu thị trường, điều kiện nguồn nước và khí hậu; hình thành vùng sản xuất tập trung theo từng cây trồng gắn với dồn điền, đổi thửa, liên kết sản xuất theo chuỗi.
Đồng thời, bảo đảm khai thác hiệu quả cơ sở hạ tầng sẵn có; phù hợp với quy hoạch và định hướng hoàn thiện cơ sở hạ tầng phục vụ sản xuất nông nghiệp của địa phương; không làm mất đi các điều kiện để trồng lúa trở lại; không làm biến dạng mặt bằng, không gây ô nhiễm, thoái hóa đất trồng lúa; không làm hư hỏng công trình giao thông, công trình thuỷ lợi phục vụ trồng lúa.
Cùng với đó, trường hợp chuyển trồng lúa sang trồng lúa kết hợp nuôi trồng thuỷ sản, được sử dụng tối đa 20% diện tích đất trồng lúa để hạ thấp mặt bằng nuôi trồng thuỷ sản với độ sâu không quá 120 cm so với mặt ruộng.
Vừa qua việc chuyển đổi diện tích đất trồng lúa kém hiệu quả sang cây trồng khác ở tỉnh Đồng Tháp mang lại kết quả cao gấp 2-8 lần, đối với đất lúa kém hiệu quả sang trồng hoa màu cho lợi nhuận tăng gấp 2-3 lần.
Trồng cây lâu năm lãi gấp 2-8 lần trồng lúa. Bình quân 1ha trồng xoài, mít, nhãn , chanh… cho lợi nhuận từ 50-200 triệu đồng/ha/năm tăng gấp 2-8 lần trồng lúa./.
Nguồn: vietnamplus.vn
Các bài viết cùng chuyên mục
Phát triển cây trồng chủ lực, có thế mạnh cạnh tranh
Lãi suất tiền gửi duy trì tăng
Nông sản Việt nhiều cơ hội thâm nhập thị trường Halal
TP Hồ Chí Minh I nhất toàn đoàn Giải vô địch Thể dục nghệ thuật toàn quốc
Xuất khẩu gạo Việt Nam vượt 8 triệu tấn với trị giá 5,05 tỷ USD
Thúc đẩy phát triển kinh tế xanh trong nông nghiệp
Bắc Ninh: Khởi sắc trong hoạt động sản xuất công nghiệp
Ngân hàng Thế giới: Lộ trình để Việt Nam trở thành quốc gia thu nhập cao
Không để thiếu hàng, tăng giá đột biến trong dịp cuối năm và Tết Nguyên đán
Nhân rộng mô hình thí điểm thành công Đề án 1 triệu ha lúa chất lượng cao