ADB giữ nguyên triển vọng tăng trưởng của Việt Nam năm 2024 ở mức 6%
18/07/2024 07:39
Ngân hàng Phát triển châu Á giữ nguyên triển vọng tăng trưởng của Việt Nam năm 2024 ở mức 6% và lạm phát được dự báo sẽ ổn định ở mức 4,0% trong 2 năm 2024 và 2025.
Ngày 17/6, Ngân hàng Phát triển châu Á (ADB) công bố báo cáo Triển vọng Phát triển châu Á (ADO), trong đó ngân hàng này giữ nguyên triển vọng tăng trưởng của Việt Nam trong năm 2024 và 2025, lần lượt ở mức 6,0% và 6,2%, với kết quả tăng trưởng tích cực trong nửa đầu năm 2024.
Tuy nhiên, khu vực chế biến chế tạo liên quan đến thương mại - một trong những động lực phục hồi chủ yếu - dự kiến sẽ chậm lại trong thời gian tới, trong khi nhu cầu trong nước vẫn còn yếu. Lạm phát được dự báo sẽ ổn định ở mức 4,0% trong 2 năm 2024 và 2025.
Mặc dù vậy, ADB đã nâng dự báo tăng trưởng kinh tế cho châu Á đang phát triển và Thái Bình Dương trong năm 2024 lên 5,0% so với mức dự báo trước đó là 4,9%, do xuất khẩu tăng của khu vực đã bổ sung cho nhu cầu nội địa vững vàng. Triển vọng tăng trưởng cho năm sau được giữ nguyên ở mức 4,9%.
Lạm phát được dự báo giảm dần xuống còn 2,9% trong năm nay, trong bối cảnh giá lương thực toàn cầu giảm và tác động dai dẳng của các mức lãi suất cao hơn, theo nhận định trong ấn bản mới nhất của
Sau quá trình phục hồi sau đại dịch chủ yếu nhờ nhu cầu nội địa, xuất khẩu đang tăng mạnh trở lại và giúp thúc đẩy tăng trưởng kinh tế của khu vực. Nhu cầu toàn cầu mạnh mẽ đối với các sản phẩm điện tử, đặc biệt là chất bán dẫn dùng cho các ứng dụng công nghệ cao và trí tuệ nhân tạo, đang giúp đẩy mạnh xuất khẩu từ một số nền kinh tế châu Á.
Ông Alberk Park - chuyên gia Kinh tế trưởng của ADB chia sẻ: “Hầu hết châu Á và Thái Bình Dương đang chứng kiến tăng trưởng kinh tế nhanh hơn so với nửa cuối năm ngoái. Các yếu tố cơ bản của khu vực vẫn vững vàng, nhưng các nhà hoạch định chính sách cần lưu ý tới một số rủi ro có thể tác động tới triển vọng tăng trưởng, từ sự không chắc chắn liên quan tới kết quả bầu cử tại các nền kinh tế chủ chốt tới những quyết định về lãi suất và những căng thẳng địa chính trị.”
Trong khi lạm phát đang giảm dần về mức trước đại dịch trong khu vực nói chung, áp lực giá cả vẫn cao tại một số nền kinh tế. Lạm phát giá lương thực vẫn cao tại Nam Á, Đông Nam Á và Thái Bình Dương, một phần là do khí hậu bất lợi và những hạn chế xuất khẩu lương thực ở một số nền kinh tế.
ADB cũng dự báo tăng trưởng của Trung Quốc, nền kinh tế lớn nhất khu vực, được duy trì ở mức 4,8% trong năm nay. Tiêu dùng dịch vụ tiếp tục phục hồi cùng với các hoạt động công nghiệp và xuất khẩu mạnh hơn dự kiến đang hỗ trợ cho tăng trưởng, ngay cả khi lĩnh vực bất động sản đang gặp khó khăn của Trung Quốc vẫn chưa ổn định. Chính phủ đã đưa ra các biện pháp chính sách bổ sung vào tháng 5 để hỗ trợ thị trường bất động sản.
Bên cạnh đó, tăng trưởng kinh tế Ấn Độ cũng được giữ nguyên ở mức 7,0% trong năm tài khóa 2024. Ngành công nghiệp của Ấn Độ được dự báo tăng trưởng mạnh mẽ nhờ lĩnh vực sản xuất và nhu cầu xây dựng cao. Nông nghiệp dự kiến sẽ phục hồi trong bối cảnh dự báo lượng mưa trên mức trung bình, trong khi nhu cầu đầu tư vẫn mạnh, với đầu tư công có vai trò chủ đạo./.
Nguồn: vietnamplus.vn
Các bài viết cùng chuyên mục
Khôi phục nhanh sản xuất, nuôi trồng thủy sản để về đích
Sản lượng lúa ở tỉnh Đồng Tháp ước đạt hơn 3,3 triệu tấn trong năm 2024
Giá tăng nhưng người nuôi tôm không còn nhiều để bán
Niềm tin của doanh nghiệp về triển vọng kinh tế 12 tháng tới
Đẩy mạnh sản xuất lúa - tôm an toàn sinh học
Không để nông dân đứng riêng lẻ 'một mình một chợ'
Không tăng giá sản phẩm, doanh nghiệp ximăng khó duy trì hoạt động
Xuất khẩu thủy sản của Việt Nam duy trì tốt thị phần tại Singapore
Mở ra nhiều cơ hội hợp tác thương mại Việt Nam - Trung Đông
Niềm tin của doanh nghiệp về triển vọng kinh tế 12 tháng tới