Việt Nam đồng hành cùng thế giới vì giao thông an toàn
15/05/2025 15:34
Hưởng ứng Tuần lễ An toàn Đường bộ Toàn cầu lần thứ 8 năm 2025 do Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) phát động (từ ngày 12–18/5/2025), Ủy ban An toàn Giao thông Quốc gia Việt Nam đã triển khai nhiều giải pháp thiết thực nhằm nâng cao nhận thức và thay đổi hành vi, hướng tới một hệ thống giao thông an toàn và bền vững.
Ủy ban An toàn Giao thông Quốc gia (ATGT QG)nhấn mạnh các thông điệp trọng tâm trong dịp này, hướng tới quản lý hành vi có nguy cơ cao gây tai nạn giao thông, bao gồm: Không sử dụng rượu bia, ma túy khi lái xe; Tuân thủ tốc độ và khuyến nghị giảm tốc độ để tăng an toàn; Đội mũ bảo hiểm đạt chuẩn khi đi mô tô, xe máy; Thắt dây an toàn khi ngồi trên ô tô; Không sử dụng điện thoại khi điều khiển phương tiện
Đáng chú ý, từ 1/1/2026, bắt buộc sử dụng thiết bị an toàn cho trẻ em trên ô tô. Những thông điệp này đang được tuyên truyền rộng rãi trên toàn quốc, góp phần thay đổi nhận thức cộng đồng và thúc đẩy hành vi tham gia giao thông an toàn hơn.

Bên cạnh các biện pháp trực tiếp giảm thiểu nguy cơ tai nạn, Ủy ban ATGT QG cũng hưởng ứng mạnh mẽ chủ đề của WHO năm nay, tập trung vào việc nâng cao an toàn cho người đi bộ và người đi xe đạp – hai hình thức di chuyển được xem là “xanh”, thân thiện với môi trường và tốt cho sức khỏe cộng đồng.
Đi bộ và xe đạp không chỉ là phương thức đi lại cơ bản, nhất là với người già, trẻ em, người thu nhập thấp mà còn giúp giảm chi phí đi lại, thu hẹp khoảng cách giàu nghèo, tăng cường sức khỏe cộng đồng, kết nối hiệu quả với hệ thống vận tải công cộng và hạn chế ùn tắc, giảm ô nhiễm và tai nạn giao thông.
Dù chiếm tỷ trọng rất thấp hiện nay (dưới 1% tổng số chuyến đi), nhưng ở nhiều nước phát triển, đi bộ và xe đạp đã đạt 10–20%. Đây là xu hướng mà Việt Nam đang hướng tới, với sự phối hợp giữa Ủy ban ATGT QG và các Bộ, ngành, địa phương trong việc đầu tư hạ tầng, quy hoạch đô thị, giáo dục và truyền thông.
Đại diện Ủy ban ATGT Quốc gia khẳng định: Dù cao điểm truyền thông diễn ra trong Tuần lễ từ 12–18/5/2025, nhưng bảo đảm trật tự an toàn giao thông là một nhiệm vụ liên tục, không có điểm dừng – cho đến khi không còn ai tử vong hoặc bị thương nặng vì tai nạn giao thông. Đây là một nỗ lực lâu dài, mang tính nhân văn sâu sắc và đòi hỏi sự vào cuộc đồng bộ của cả hệ thống chính trị, các tổ chức xã hội, doanh nghiệp và từng người dân.
Nguồn: baotintuc.vn
Các bài viết cùng chuyên mục
Đề xuất Chủ tịch UBND xã (mới) có thẩm quyền xử phạt như Chủ tịch UBND huyện
LHP Cannes 2025: Việt Nam - Điểm đến mới hấp dẫn cho các nhà làm phim quốc tế
Điều chỉnh Chương trình Kỳ họp thứ 9, Quốc hội khóa XV
Nghiên cứu mở rộng các đoạn tuyến cao tốc Bắc - Nam phía Đông bảo đảm hiệu quả
Thời tiết ngày 15/5: Nhiều khu vực có mưa dông, cảnh báo lũ quét và sạt lở đất
Thủ tướng: Có sự buông lỏng trong công tác chống buôn lậu, gian lận thương mại, hàng giả
Bảo tồn giá trị dấu ấn lịch sử đầu tiên của ngành Tài chính, nơi hai lần được Bác về thăm
Thủ tướng chỉ đạo triển khai các biện pháp quản lý hiệu quả thị trường vàng
Ngày 14/5, Quốc hội thảo luận về dự án Luật Tổ chức chính quyền địa phương
Việt Nam tái đắc cử Chủ tịch Ủy ban kỹ thuật thường trực Tổ chức Hải quan thế giới