Vận hành hiệu quả cơ sở dữ liệu quốc gia
11/08/2024 15:23
Ban Chỉ đạo cải cách hành chính của Chính phủ cho biết, hệ thống thông tin phục vụ quản lý, điều hành trong các cơ quan, đơn vị từ đầu năm đến nay được khai thác, vận hành có hiệu quả.
Thống kê của Bộ Thông tin và Truyền thông cho thấy, nền tảng tích hợp chia sẻ dữ liệu quốc gia (NDXP) đã thiết lập được 388 điểm kết nối giữa các hệ thống và cơ sở dữ liệu của 95 cơ quan, đơn vị, hàng ngày có khoảng 2,29 triệu giao dịch.
Theo thống kê của Văn phòng Chính phủ, Hệ thống thông tin phục vụ họp và xử lý công việc của Chính phủ (eCabinet) tiếp tục phát huy hiệu quả, tính đến nay, Hệ thống đã phục vụ 99 hội nghị, phiên họp của Chính phủ và thực hiện xử lý gần 2.300 phiếu lấy ý kiến thành viên Chính phủ, thay thế hơn 781 nghìn hồ sơ, tài liệu giấy.
Một số cơ sở dữ liệu quốc gia tạo nền tảng phát triển Chính phủ điện tử, Chính phủ số đã được xây dựng và vận hành có hiệu quả. Báo cáo của Bộ Thông tin và Truyền thông cho biết, Cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư đã kết nối chính thức với 18 bộ, ngành, 1 doanh nghiệp nhà nước (EVN), 4 doanh nghiệp viễn thông và 63 địa phương để phục vụ khai thác thông tin; tiếp nhận hơn 1,53 tỷ yêu cầu xác thực thông tin.
Tính đến trung tuần tháng 6/2024, đã có 36 bộ, ngành và 63 địa phương hoàn thành việc kết nối, đồng bộ dữ liệu với Cơ sở dữ liệu quốc gia về cán bộ, công chức, viên chức, đạt 100%. Tổng số dữ liệu đồng bộ là 2.318.994 (trong đó, có 285.553 dữ liệu của bộ, ngành; 2.033.441 dữ liệu của địa phương), có 8 bộ, ngành và 47 tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương có dữ liệu bảo đảm đúng yêu cầu đề ra; đã chính thức hoàn thành việc kết nối, phục vụ đối khớp 861.835 hồ sơ cán bộ, công chức, viên chức từ Cơ sở dữ liệu quốc gia về cán bộ, công chức, viên chức với Cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư trong tổng số 969.832 hồ sơ đã được phê duyệt.
Từ nay đến cuối năm, các bộ, ngành, địa phương tiếp tục triển khai xây dựng Chính phủ điện tử, Chính phủ số; chuyển đổi số quốc gia theo kế hoạch, lộ trình đã phê duyệt; tập trung phát triển hạ tầng công nghệ thông tin, hạ tầng số, bảo đảm cho việc kết nối, chia sẻ dữ liệu đồng bộ, thống nhất; hoàn thiện các cơ sở dữ liệu quốc gia, cơ sở dữ liệu chuyên ngành; tăng cường kết nối, chia sẻ dữ liệu giữa các cơ quan, địa phương phục vụ phân tích, xử lý dữ liệu, hỗ trợ công tác chỉ đạo, điều hành dựa trên dữ liệu nhằm nâng cao hiệu lực, hiệu quả quản lý nhà nước và chất lượng cung cấp dịch vụ công cho người dân, doanh nghiệp. Cùng với đó, tập trung triển khai thực hiện có hiệu quả Đề án 06 về phát triển ứng dụng dữ liệu về dân cư, định danh và xác thực điện tử phục vụ chuyển đổi số quốc gia giai đoạn 2022 - 2025, tầm nhìn đến năm 2030.
Nguồn: baotintuc.vn
Các bài viết cùng chuyên mục
Đề xuất người lao động được nghỉ 9 ngày dịp Tết Âm lịch 2025
Trưng bày hơn 150 tư liệu, hình ảnh về lịch sử Chi bộ An Nam Cộng sản Đảng
Sắp xếp tổ chức bộ máy, tinh giản biên chế: Điều chỉnh sát người, sát việc hơn
Việt Nam - Lào cần thúc đẩy tạo bước đột phá trong hợp tác kinh tế
Đề xuất sửa đổi khái niệm, nội dung giám định bảo hiểm y tê
Tiếp tục đổi mới mạnh mẽ phương thức lãnh đạo, cầm quyền của Đảng, yêu cầu cấp bách của giai đoạn cách mạng mới
Việt Nam đóng góp hiệu quả trong ứng phó với biến đổi khí hậu toàn cầu
Thủ tướng Phạm Minh Chính: Sáu điểm tựa Việt Nam giúp vượt qua mọi khó khăn, gian nan, thử thách
Sáu bài học kinh nghiệm từ bão số 3
Nhật Bản hỗ trợ máy lọc nước cho người dân Yên Bái bị thiệt hại do bão số 3