Ủy bản Quốc gia về trẻ em đề nghị triển khai các biện pháp phòng ngừa trẻ em bị rơi, ngã
02/03/2021 13:01
Ủy ban Quốc gia về trẻ em vừa có công văn gửi các Bộ: Xây dựng, Giáo dục và Đào tạo; Y tế; Văn hóa, Thể thao và Du lịch; Thông tin và Truyền thông; Công an; Cơ quan Trung ương của các đoàn thể, UBND các tỉnh thành phố... nhằm triển khai các biện pháp phòng ngừa tình trạng trẻ em bị rơi, ngã.

Theo Ủy ban Quốc gia về trẻ em, trong thời gian qua đã xảy ra nhiều vụ việc trẻ em bị rơi, ngã từ các khu chung cư, nhà cao tầng dẫn đến tai nạn, thương tích nghiêm trọng và tử vong. Gần nhất, ngày 28/2, cháu bé N.P.H (sinh năm 2018) bị ngã từ tòa nhà chung cư thuộc phường Thanh Xuân Trung, quận Thanh Xuân, thành phố Hà Nội và được người dân kịp thời cứu sống.
Trước tình hình trên, Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội - Cơ quan thường trực Ủy ban quốc gia về trẻ em yêu cầu các bộ, ngành, đoàn thể, UBND các tỉnh, thành phố quan tâm, chỉ đạo triển khai thực hiện các biện pháp phòng, chống tai nạn, thương tích trẻ em, đặc biệt là phòng ngừa trẻ em bị rơi, ngã.
Theo đó, các đơn vị thực hiện nghiêm Chỉ thị số 23/CT-TTg về việc tăng cường các giải pháp bảo đảm thực hiện quyền trẻ em và bảo vệ trẻ em, đặc biệt chú trọng công tác phòng ngừa tai nạn, thương tích cho trẻ em, phòng ngừa trẻ em bị rơi, ngã ở các khu chung cư, nhà cao tầng.
Đồng thời, các đơn vị rà soát các quy định và việc thực hiện các tiêu chuẩn, tiêu chí an toàn cho trẻ em tại gia đình, cộng đồng, trường học và các công trình xây dựng, khu chung cư, nhà cao tầng; Tổ chức kiểm tra, thanh tra việc chấp hành các quy định của pháp luật về bảo đảm an toàn, phòng, chống tai nạn, thương tích cho trẻ em; Chỉ đạo làm rõ trách nhiệm của các tổ chức, cá nhân và xử lý theo quy định đối với các vụ việc khiến trẻ em bị tử vong do tai nạn, thương tích.
Các đơn vị đẩy mạnh công tác truyền thông, giáo dục nhằm nâng cao nhận thức, trách nhiệm của các cơ quan, tổ chức, cơ sở giáo dục về phòng, chống tai nạn, thương tích cho trẻ em; Tuyên truyền, phổ biến kiến thức, kỹ năng về phòng, chống tai nạn, thương tích trẻ em đến cha mẹ, người chăm sóc trẻ, hộ gia đình, thôn, bản, xóm, ấp, tổ dân phố, khu dân cư, trường học, lớp học để bảo đảm an toàn cho trẻ em và thực hiện việc cải tạo, sửa chữa các vị trí có nguy cơ xảy ra tai nạn, thương tích trẻ em; Tăng cường phối hợp liên ngành trong việc chỉ đạo, triển khai công tác phòng, chống tai nạn, thương tích và phòng ngừa trẻ em bị rơi, ngã tại các khu chung cư, nhà cao tầng; huy động sự tham gia của các tổ chức đoàn thể và của người dân trong việc phát hiện, giám sát, cảnh báo, gia cố các khu vực có nguy cơ gây tai nạn, thương tích cho trẻ em.
Nguồn: baotintuc.vn
Các bài viết cùng chuyên mục
Sức mạnh của đoàn kết
Tất bật bàn giao trụ sở, công việc và sẵn sàng cho vận hành chính quyền hai cấp từ 1/7
Cả nước sẵn sàng vận hành chính quyền địa phương 2 cấp
Thủ tướng đôn đốc bộ ngành địa phương bảo đảm vận hành mô hình chính quyền địa phương 2 cấp thông suốt
Việt Nam nhấn mạnh yếu tố cơ sở khoa học trong bảo vệ và phát triển biển-đại dương
Ngày Gia đình Việt Nam (28/6): Khi yêu thương mạnh hơn bạo lực
Doanh nghiệp nước ngoài chuẩn bị điều kiện cung cấp dịch vụ vệ tinh tầm thấp tại Việt Nam
Dấu ấn mới của Việt Nam về hợp tác trên biển và đại dương tại Hội nghị SPLOS 35
Thời tiết ngày 28/6: Bắc Bộ mưa lớn kéo dài, cảnh báo nguy cơ lũ quét và sạt lở đất
Với đa số đại biểu tán thành, Quốc hội đã biểu quyết thông qua Luật Đường sắt (sửa đổi)