Tổ chức lại sản xuất giống cá tra theo hướng hợp tác liên kết thị trường
18/10/2024 15:44
Giống cá tra ở tỉnh Đồng Tháp đang phát triển tốt, đây là quyết định năng suất, chất lượng cho cá tra thương phẩm biến biến và xuất khẩu.
Đến nay, tỉnh Đồng Tháp có 52 cơ sở sinh sản cá tra bột với số lượng đàn cá bố mẹ gần 150.000 con, sản lượng cung ứng hàng năm ra thị trường khoảng 18 tỷ con cá tra bột, đồng thời còn có 850 cơ sở nuôi dưỡng cá tra giống với diện tích 800 ha. Đến tháng 10/2024 tỉnh Đồng Tháp sản xuất cung cấp cho người nuôi hơn 10 tỷ cá tra bột; 812 triệu con cá tra giống, cung ứng đủ nhu cầu cá tra giống cho người nuôi trong và ngoài tỉnh.
Vùng sản xuất giống cá tra ở tỉnh Đồng Tháp chủ yếu tập trung ở các huyện Hồng Ngự, Châu Thành, huyện Cao Lãnh và thành phố Hồng Ngự. Hiện nay, cá tra giống loại 30 – 35 con/kg có giá từ 25.000 – 30.000 đồng/kg. Người nuôi cá tra giống hướng đến mô hình liên kết sản xuất giống chất lượng cao, bền vững, ổn định vùng nuôi con giống, tránh cung vượt cầu, đảm bảo cung cấp cho các vùng nuôi trong tỉnh và các tỉnh lân cận.
Ông Huỳnh Tất Đạt, Phó Giám đốc Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tỉnh Đồng Tháp cho biết, tỉnh Đồng Tháp có diện tích hơn 800 ha nuôi cá tra giống. Để có giải pháp phát triển chất lượng cá tra giống, tỉnh Đồng Tháp thực hiện chuyển đổi số trong quản lý và điều hành ngành hàng cá tra về công tác quản lý quy hoạch, cấp mã nhận diện, thông tin sản xuất, thị trường và môi trường nuôi thích ứng với điều kiện biến đổi khí hậu.
Cùng đó, tổ chức lại sản xuất theo hướng “hợp tác – liên kết - thị trường” để giảm rủi ro. Khuyến khích các cơ sở sản xuất giống, cơ sở nuôi thương phẩm nhỏ lẻ liên kết lại với nhau hình thành các Hội quán, tổ hợp tác, hợp tác xã nhằm tạo ra sản phẩm số lượng lớn, đồng nhất về chất lượng. Tăng cường chuỗi liên kết, sản xuất tiêu thụ sản phẩm giữa các cơ sở sản xuất giống, cơ sở nuôi cá tra thương phẩm với các doanh nghiệp chế biến và doanh nghiệp sản xuất thức ăn cho cá tra.
Để đảm bảo nguồn con giống cá tra có chất lượng tốt cung cấp cho người nuôi cá tra thương phẩm, các cơ sở sản xuất giống cá tra trong tỉnh Đồng Tháp từng bước thay thế dần đàn cá tra bố mẹ kém chất lượng, đồng thời nhận giống cá tra bố mẹ chất lượng cao do Viện Nghiên cứu nuôi trồng thủy sản II chuyển giao, đây là giống cá tra mang tính trạng tăng trưởng nhanh, tỷ lệ philê cao và kháng bệnh.
Để có giống cá tra chất lượng tỉnh có một số giải pháp như: quản lý chặt chẽ các cơ sở sản xuất giống, tăng cường tiêm phòng vaccine cho cá tra giống, đầu tư cơ sở hạ tầng và tăng cường hợp tác giữa các cơ quan quản lý nhà nước, doanh nghiệp và Hiệp hội ngành hàng cá tra.
Năm 2024, tỉnh Đồng Tháp phấn đấu sản xuất hơn 17 tỷ cá tra bột; 1,3 tỷ con cá tra giống. Mục tiêu đến năm 2025 tỉnh Đồng Tháp nâng cao chất lượng cá tra giống, phấn đấu trên 75% con giống phục vụ nuôi thương phẩm là con giống chất lượng cao; đảm bảo bảo 60% các cơ sở sinh sản cá tra bột sử dụng đàn cá giống bố mẹ chất lượng cao.
Nguồn: baotintuc.vn
Các bài viết cùng chuyên mục
Sản xuất các sản phẩm công nghiệp số trọng điểm của quốc gia
Sắp xếp, cơ cấu lại vốn đầu tư của Nhà nước tại doanh nghiệp
Nối dài tình nhân ái, san sẻ yêu thương
Thời tiết ngày 23/11: Mưa to khả năng gây ngập lụt tại vùng trũng Trung Bộ
Chủ tịch Đại hội đồng LHQ chúc mừng Việt Nam trúng cử UNCITRAL
Tuyên bố chung giữa Thủ tướng Việt Nam và Tổng thống Cộng hòa Dominicana
Luật Thuế thu nhập doanh nghiệp (sửa đổi): Cần giảm tối đa về thuế cho ngành báo chí
Nhu cầu sử dụng thuốc y học cổ truyền đạt chuẩn rất lớn
Thời tiết ngày 22/11: Mưa to diện rộng tại Trung Trung Bộ
Khắc phục cơ chế 'xin-cho' trong thực hiện dự án nhà ở thương mại