Kiểm tra, xử lý kỷ luật trong thi hành pháp luật về xử lý vi phạm hành chính
15/02/2020 15:30
Chính phủ vừa ban hành Nghị định 19/2020/NĐ-CP kiểm tra, xử lý kỷ luật trong thi hành pháp luật về xử lý vi phạm hành chính.
Nghị định này quy định về kiểm tra công tác thi hành pháp luật về xử lý vi phạm hành chính, xử lý kỷ luật người có thẩm quyền, trách nhiệm trong thi hành pháp luật về xử lý vi phạm hành chính.

Mục đích kiểm tra nhằm xem xét, đánh giá tình hình thi hành pháp luật về xử lý vi phạm hành chính; động viên, khen thưởng cơ quan, tổ chức, cá nhân có thành tích trong việc thực hiện pháp luật về xử lý vi phạm hành chính; phát hiện những hạn chế, vướng mắc, bất cập, sai sót, vi phạm trong thi hành pháp luật về xử lý vi phạm hành chính để kịp thời chấn chỉnh, xử lý, khắc phục; phòng, chống, ngăn chặn các vi phạm trong thi hành pháp luật về xử lý vi phạm hành chính; tăng cường kỷ luật, kỷ cương hành chính trong việc tổ chức thực hiện, áp dụng pháp luật nhằm bảo đảm hiệu lực, hiệu quả thực thi pháp luật về xử lý vi phạm hành chính.
Đồng thời, việc kiểm tra sẽ góp phần phát hiện các quy định chưa thống nhất, đồng bộ hoặc chưa phù hợp với thực tiễn để kịp thời sửa đổi, bổ sung, bãi bỏ hoặc ban hành mới văn bản quy phạm pháp luật về xử lý vi phạm hành chính hoặc các văn bản quy phạm pháp luật khác có liên quan. Việc kiểm tra, xử lý kỷ luật trong thi hành pháp luật về xử lý vi phạm hành chính phải bảo đảm nguyên tắc khách quan, công khai, minh bạch, đúng thẩm quyền, trình tự, thủ tục pháp luật quy định.
Nghị định quy định phải bảo đảm sự phối hợp giữa các cơ quan liên quan, không trùng lặp với hoạt động thanh tra, kiểm tra khác đối với một đơn vị trong cùng thời gian; không gây cản trở, ảnh hưởng đến hoạt động bình thường của đối tượng được kiểm tra; kết hợp giữa việc tự kiểm tra của đối tượng được kiểm tra với việc kiểm tra của cơ quan, người có thẩm quyền.
Kết luận kiểm tra phải được đối tượng được kiểm tra, cơ quan, tổ chức, cá nhân liên quan chấp hành đầy đủ và đúng thời hạn. Các sai phạm, kiến nghị, yêu cầu trong kết luận kiểm tra phải được xử lý kịp thời, nghiêm minh, đúng người, đúng việc và tương ứng với tính chất, mức độ vi phạm. Kết luận kiểm tra phải được người có thẩm quyền kiểm tra theo dõi, đôn đốc, kiểm tra việc thực hiện.
Chủ thể có thẩm quyền kiểm tra và đối tượng được kiểm tra được xác định trên cơ sở nguyên tắc của hoạt động quản lý nhà nước theo ngành, lĩnh vực và theo địa bàn, lãnh thổ.
Nguồn: baotintuc.vn
Các bài viết cùng chuyên mục
Sức mạnh của đoàn kết
Tất bật bàn giao trụ sở, công việc và sẵn sàng cho vận hành chính quyền hai cấp từ 1/7
Cả nước sẵn sàng vận hành chính quyền địa phương 2 cấp
Thủ tướng đôn đốc bộ ngành địa phương bảo đảm vận hành mô hình chính quyền địa phương 2 cấp thông suốt
Việt Nam nhấn mạnh yếu tố cơ sở khoa học trong bảo vệ và phát triển biển-đại dương
Ngày Gia đình Việt Nam (28/6): Khi yêu thương mạnh hơn bạo lực
Doanh nghiệp nước ngoài chuẩn bị điều kiện cung cấp dịch vụ vệ tinh tầm thấp tại Việt Nam
Dấu ấn mới của Việt Nam về hợp tác trên biển và đại dương tại Hội nghị SPLOS 35
Thời tiết ngày 28/6: Bắc Bộ mưa lớn kéo dài, cảnh báo nguy cơ lũ quét và sạt lở đất
Với đa số đại biểu tán thành, Quốc hội đã biểu quyết thông qua Luật Đường sắt (sửa đổi)