Các đối tượng tội phạm xem lừa đảo qua mạng như nghề ‘kiếm sống’
05/07/2024 13:28
Vấn nạn lừa đảo để chiếm đoạt tài sản đang được kẻ xấu thực hiện khá chuyên nghiệp từ phân vai trò, vị trí đến quy trình dụ dỗ nạn nhân vào bẫy. Ngày 4/7, Trung tá Triệu Mạnh Tùng, Phó Cục trưởng Cục An ninh mạng và phòng chống tội phạm sử dụng công nghệ cao (Bộ Công an) đã trao đổi với báo chí về vấn đề này.
Thời gian gần đây đã xảy ra nhiều vụ lừa đảo, tống tiền từ phương thức, thủ đoạn mới, đối tượng xấu dùng nền tảng không gian mạng để giao tiếp bằng cách dùng những cô hotgirl, người mẫu xinh đẹp kết bạn với nạn nhân. Khi lừa được đối tượng có nhu cầu tình cảm, câu chuyện giao tiếp sẽ phát sinh ở mức độ cao hơn, các đối tượng sẽ dẫn dụ chat bằng những hình ảnh nhạy cảm, sau đó dọa tung clip tống tiền.
Nhiều nạn nhân bị các đối tượng xấu sử dụng hình ảnh nhạy cảm để đe dọa phát tán cho người thân, đồng nghiệp, lãnh đạo, buộc nạn nhân phải chuyển tiền. Khi đã chuyển tiền một lần, các đối tượng này sẽ đeo bám nạn nhân đến cùng.
Với sự phát triển của khoa học công nghệ, tội phạm mạng có nhiều chiêu trò, thủ đoạn để chiếm đoạt tiền của người dân. Hình thức lừa đảo có 4 nhóm chính là: Mạo danh các cơ quan tổ chức, cá nhân có uy tín, người thân, ngân hàng… chiếm 50% hoạt động, phương thức lừa đảo hoặc mời gọi đầu tư vào loại hình kinh doanh trên mạng.
Không ít đối tượng lừa đảo đã kêu gọi người dân đầu tư vào sàn vàng, việc nhẹ lương cao, trúng thưởng… Thủ đoạn này đánh vào lòng tham của nhiều người. Sau khi đầu tư có lãi một thời gian ngắn, tài khoản tăng nhiều lần, nhưng người đầu tư không rút tiền ra được. Muốn rút được tiền, đối tượng lừa đảo tư vấn người chơi phải nộp thêm tiền. Có nạn nhân bị lừa mất tới 20 -30 tỷ đồng... Ngoài ra, nhiều người còn bị dùng thông tin nhạy cảm để tống tiền hoặc bị lừa cài ứng dụng chứa mã độc hại để chiếm quyền sử dụng tài khoản...
Năm 2023, Cục An ninh mạng và Phòng chống tội phạm sử dụng công nghệ cao (Bộ Công an) phối hợp với Công an Quảng Bình phát hiện đường dây lừa đảo trên mạng với 300 đối tượng. Những đối tượng này học việc 2 - 3 tháng, làm việc trong văn phòng như cán bộ công chức.
Tội phạm công nghệ cao còn phân ra thành những nhóm nhỏ để để hoạt động "chuyên môn hoá". Có những người chuyên nghiên cứu kịch bản, chuyên thực hiện hành vi lừa đảo hay xử lý dòng tiền. Những nhóm thực hiện hành vi lừa đảo được học việc 2 - 3 tháng, học từng câu trả lời. Nên khi giả danh là công an, thuật ngữ chuyên ngành mà các đối tượng sử dụng gần như chính xác. Bên cạnh đó, lợi dụng chính sách mở cửa của Việt Nam, nhiều nhóm tội phạm có xu hướng dịch chuyển dòng tiền ra nước ngoài, gây khó khăn cho quá trình điều tra.
Dù việc thực hiện xác thực sinh trắc học mới chỉ áp dụng từ đầu tháng 7/2024, nhưng trên không gian mạng đã xuất hiện các đối tượng mạo danh là cán bộ ngân hàng để hỗ trợ khách hàng cài đặt. Phía Bộ Công an nắm bắt sự việc này như thế nào, thưa ông?
Quyết định số 2345/QĐ-NHNN của Ngân hàng Nhà nước (NHNN) về triển khai các giải pháp an toàn, bảo mật trong thanh toán trực tuyến và thanh toán thẻ ngân hàng có hiệu lực đầu tháng 7/2024. Ngay khi triển khai chính sách mới, một số đối tượng ở nước ngoài đã liên hệ với cá nhân ở Việt Nam giả danh nhân viên ngân hàng gọi cho khách hàng, hỗ trợ cập nhật sinh trắc học cho người dân.
Mỗi khi có một chính sách mới, các đối tượng lại tiếp tục nghiên cứu kịch bản để dẫn dụ người bị hại vào cạm bẫy, thậm chí tinh vi hơn như lợi dụng chính sách chuyển đổi số, chính sách cập nhật thông tin để dẫn dụ người dùng cài ứng dụng có chứa mã độc hoặc truy cập vào đừng link chứa mã độc, qua đó để chiếm dụng điện thoại, chiếm đoạt tài sản.
Vì vậy, ngành Ngân hàng cần triển khai hiệu quả Quyết định 2345, đó giải pháp cơ bản để loại bỏ tài khoản không chính chủ các đối tượng lừa đảo đang áp dụng. Các ngân hàng tiếp tục tuyên truyền cho khách hàng, bảo vệ khách hàng trên nhiều kênh và trên các ứng dụng điện tử.
Người dân cũng cần cảnh giác với các đối tượng lừa đảo lợi dụng chính chính sách mới để lừa đảo, gọi điện đề nghị thu thập sinh trắc học... Vẫn có rủi ro khi tội phạm dùng Deepfake (Deepfake là công nghệ sử dụng trí tuệ nhân tạo để tạo ra các hình ảnh, video hoặc âm thanh giả, có thể bắt chước hoàn hảo giọng nói và ngoại hình của một cá nhân) vượt qua việc sinh trắc học. Khi đó, các ngân hàng cũng như các cơ quan liên quan vẫn phải sẵn sàng giải pháp, phương án để ứng phó.
Theo ông, thời gian tới, giải pháp của Bộ Công an nhằm hạn chế, giảm thiểu các rủi ro liên quan đến vấn đề an ninh, an toàn thông tin trên mạng như thế nào?
Bộ Công an sẽ tiếp tục trao đổi với các cơ quan hữu quan, chính quyền địa phương kiểm tra đánh giá phương thức chuyển tiền của các đối tượng xấu sẽ thực hiện như thế nào? Hay dùng cách nào để vượt công nghệ sinh trắc học để tìm cách khắc chế. Bộ Công an luôn đồng hành với ngành Ngân hàng bảo đảm an ninh thông tin trong hệ thống, khi có các sự cố xảy ra sẽ khắc phục kịp thời.
Xin trân trọng cảm ơn ông!
Nguồn: baotintuc.vn
Các bài viết cùng chuyên mục
Kỳ họp thứ 8, Quốc hội khóa XV: Đã xử lý nghiêm nhiều vụ án kinh tế, tham nhũng
Tạo nền hành chính thông thoáng, thuận tiện, vì nhân dân phục vụ
Quốc hội nghe báo cáo về phòng chống tham nhũng năm 2024
Không khí lạnh gây mưa lớn diện rộng ở khu vực Trung Bộ
Khai mạc Hội nghị Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa XIII
Tinh gọn bộ máy – Cuộc cách mạng lớn bắt đầu từ việc cụ thể
Nguyên Thứ trưởng Bộ Nội vụ: Việc tinh gọn bộ máy cần tiến hành tổng thể, toàn diện, đồng bộ và khoa học
Nổi bật tuần qua: Tinh gọn bộ máy hệ thống chính trị; Kỷ luật cảnh cáo ông Vương Đình Huệ, ông Nguyễn Văn Thể
Thời tiết ngày 25/11: Bắc Bộ trời chuyển lạnh, chiều tối có mưa
Sản xuất các sản phẩm công nghiệp số trọng điểm của quốc gia