Ai nên tránh ăn rau muống?
06/06/2025 11:20
Rau muống là thực phẩm phổ biến, tốt cho sức khỏe nhưng lại đại kỵ với nhiều nhóm người.
Lương Y Đỗ Minh Tuấn (Hội Đông Y Hà Nội) tư vấn:
Trong y học cổ truyền, rau muống có vị ngọt, tính mát, quy vào hai kinh can và tỳ. Rau giúp thanh nhiệt, làm mát gan, giải độc, thông tiện, lợi tiểu.
Theo y học hiện đại, rau muống có thành phần hóa học: 92% nước, 3,2% protein, 2,5% carbohydrate, 1% cellulose; 1,3% tro. Hàm lượng khoáng chất rất cao bao gồm canxi, phốt pho, sắt. Ngoài ra còn có các vitamin C, B1, B2, PP, caroten, chất nhầy.

Chống táo bón: Với lượng chất xơ cao, rau muống rất tốt cho người hay bị táo bón, ăn uống kém tiêu.
Giảm cholesterol: Nhiều nghiên cứu hiện đại cho thấy, chất xơ trong rau muống có thể hỗ trợ giảm mỡ máu, cải thiện tuần hoàn.
Kháng khuẩn nhẹ: Lá rau muống tươi giã nát được người dân dùng để sát khuẩn ngoài da khi bị mụn nhọt, ghẻ ngứa.
Theo Đông y, những nhóm người cần kiêng rau muống gồm:
1. Người mắc bệnh sỏi thận
Rau muống chứa một lượng lớn oxalate do vậy khi được hấp thụ vào cơ thể, có thể kết tủa ở thận hình thành sỏi. Những người bị sỏi thận, viêm nhiễm đường tiết niệu do suy thận nên hạn chế ăn rau muống do thành phần chứa nhiều muối khoáng, canxi và kali.
2. Những người đang sử dụng thuốc Đông y
Bên cạnh đó, những người có cơ thể yếu và đang dùng thuốc Đông y nên hạn chế tiêu thụ rau muống làm giảm hiệu quả chữa bệnh của thuốc.
3. Những người có vết thương hở
Những người có vết thương hở đang trong quá trình điều trị y khoa, bao gồm cả điều trị nội khoa và ngoại khoa, cũng nên hạn chế tiêu thụ rau muống. Rau muống có thể kích thích sự tăng trưởng tế bào và gây ra hiện tượng sẹo lồi trên da.
4. Người có hệ tiêu hóa kém
Những người có vấn đề về tiêu hóa, đặc biệt là bụng dạ yếu, nên tránh ăn rau muống thường chứa nhiều ký sinh trùng do được trồng gần các ao. Nếu nhóm người này tiếp xúc với rau muống sống, chưa được rửa sạch, dễ gặp phải những vấn đề như đau bụng, đầy bụng, khó tiêu và dị ứng.
Lưu ý khi dùng rau muống sống
Tính hàn (lạnh) của rau muống thường được được “hóa giải” qua nấu nướng. Rau muống sống dễ gây rối loạn tiêu hóa, sinh đầy trướng, đau bụng lạnh. Đặc biệt là người thể hàn, tỳ vị hư yếu, lạnh bụng, tiêu hóa kém, phân lỏng, chân tay lạnh không ăn rau muống sống.
Loại rau này chỉ phù hợp với người khỏe mạnh, tiêu hóa tốt, đang ở trạng thái nhiệt thịnh nhưng cũng không nên ăn thường xuyên.
Ngoài ra, thân rau muống có nhiều khoảng rỗng nhỏ, dễ tích đọng bùn đất, trứng giun, sán, vi khuẩn. Môi trường trồng rau muống phổ biến ở Việt Nam là ao ruộng, nhiều nơi dùng phân tươi, tiềm ẩn ký sinh trùng và vi khuẩn đường ruột rất cao.
Nguồn vietnamnet.vn
Các bài viết cùng chuyên mục
Hà Trúc Linh đăng quang Hoa hậu Việt Nam 2024
Phú Quốc, TP Hồ Chí Minh tỏa sáng trong top du lịch cao cấp châu Á - Thái Bình Dương 2025
Khơi gợi hồn thiêng phương Nam qua 'U Minh truyền kỳ'
Đưa du lịch Việt Nam tới gần hơn với người Séc
Khánh thành Tượng đài Trung tâm Khu tưởng niệm Chiến khu D ở Bình Dương
Huế và hành trình đánh thức tiềm năng du lịch xanh đầm phá
Dầu cho thức ăn chăn nuôi biến thành dầu ăn cho người nguy hại cỡ nào?
Hút khách du lịch mùa vải thiều
Bác sĩ nói gì về lời đồn uống nước lá ổi mỗi ngày bệnh tiểu đường sẽ khỏi?
Quảng bá du lịch di sản qua các sự kiện thể thao