5 lưu ý khi ăn bưởi
17/03/2025 13:25
Bưởi là trái cây tốt cho sức khỏe, được nhiều gia đình sử dụng vì an toàn, hợp cho mọi lứa tuổi nhưng ăn sai sẽ không còn giá trị dinh dưỡng.
Lương y Đỗ Minh Tuấn - Hội Đông y Hà Nội trả lời:
Bưởi là loại trái cây có giá trị dinh dưỡng cao rất có lợi cho sức khỏe. Theo Đông y, bưởi có lợi cho dạ dày, là thực phẩm tốt cho tiêu hóa, trị hen suyễn. Bưởi cũng chứa nhiều thành phần chất như protein, chất béo, carbohydrate, chất xơ, hàm lượng vitamin C phong phú, vitamin B2, vitamin P, carotene, insulin… và nguyên tố vi lượng như canxi, kali, phốt pho, sắt. Bưởi dùng trong việc làm đẹp da, phòng và chữa một số bệnh như bệnh tim mạch, tiểu đường, xơ cứng động mạch... và có công dụng giảm béo.
Vỏ bưởi có chứa chất glycosides mang hoạt tính sinh lý, có thể tăng độ lưu thông cho máu, giảm thiểu sự hình thành của huyết khối, chính vì vậy có tác dụng phòng bệnh tắc nghẽn mạch máu não.
Mặc dù được đánh giá là thực phẩm tốt cho sức khỏe nhưng khi ăn bưởi, bạn cần lưu ý thời điểm ăn, thực phẩm tránh ăn cùng để không hại cho cơ thể.
1. Người đang đói không nên ăn bưởi
Bưởi chứa một lượng axit rất lớn nên ăn khi đói sẽ làm hại dạ dày của bạn. Nếu bạn đang áp dụng giảm cân với bưởi thì chỉ ăn loại quả này khi đã ăn cơm hay một chút thức ăn khác lót dạ. Khi đó, bưởi sẽ phát huy tác dụng cải thiện tiêu hóa cho bạn, hạn chế việc tăng cholesterol trong máu, giúp bạn dễ tiêu hóa hơn có lợi cho mục tiêu giảm cân.
2. Người bị viêm loét dạ dày
Nhóm người này nên hạn chế ăn bưởi vì trong loại quả này chứa hàm lượng lớn chất xơ và vitamin C. Các axit, chất hữu cơ trong tép bưởi làm tăng axit trong dạ dày, gây chứng ợ nóng và khiến tình trạng viêm loét thêm trầm trọng, nhất là bưởi chua.
3. Người vừa uống rượu, hút thuốc
Thông thường phải 48 giờ sau hút thuốc lá, uống rượu, bạn mới nên ăn hoặc uống nước bưởi. Trong nước bưởi có chứa chất Pyranocoumarin tăng cường chuyển hóa cytochromes P450 (men ruột) gây nên nên tác dụng ngược, làm tăng độc tính của thuốc lá, nicotin và ethanol, gây hại cho sức khỏe.
4. Người bị tiêu hóa kém
Bưởi có tính lạnh, khiến cho người bị tiêu chảy ăn vào sẽ càng nghiêm trọng. Do vậy, nếu trong người yếu thì không nên ăn nhiều bưởi. Thông thường người ta chỉ dùng bưởi để hạ nhiệt, hạ quá mức cũng sẽ gây ra triệu chứng đau bụng…
5. Người đang dùng thuốc hạ huyết áp lâu ngày
Những người cao huyết áp sử dụng thuốc hạ áp trong thời gian dài nên thận trọng, hạn chế ăn bưởi vì một số thành phần của thuốc và các hợp chất trong bưởi khi gặp nhau gây ra phản ứng, ức chế sự bài tiết enzyme chuyển hóa trong cơ thể.
Ngoài ra, bạn nên lưu ý một số thực phẩm không nên ăn cùng bưởi như cà rốt, dưa chuột, ăn chung làm mất giá trị dinh dưỡng của vitamin C trong bưởi. Không ăn bưởi cùng gan lợn vì trong gan có chứa đồng, sắt, kẽm… kết hợp với vitamin C trong bưởi, sẽ làm tăng tốc độ oxy hóa kim loại, làm mất giá trị dinh dưỡng từ thực phẩm.
Nguồn vietnamnet.vn
Các bài viết cùng chuyên mục
Hà Trúc Linh đăng quang Hoa hậu Việt Nam 2024
Phú Quốc, TP Hồ Chí Minh tỏa sáng trong top du lịch cao cấp châu Á - Thái Bình Dương 2025
Khơi gợi hồn thiêng phương Nam qua 'U Minh truyền kỳ'
Đưa du lịch Việt Nam tới gần hơn với người Séc
Khánh thành Tượng đài Trung tâm Khu tưởng niệm Chiến khu D ở Bình Dương
Huế và hành trình đánh thức tiềm năng du lịch xanh đầm phá
Dầu cho thức ăn chăn nuôi biến thành dầu ăn cho người nguy hại cỡ nào?
Hút khách du lịch mùa vải thiều
Bác sĩ nói gì về lời đồn uống nước lá ổi mỗi ngày bệnh tiểu đường sẽ khỏi?
Quảng bá du lịch di sản qua các sự kiện thể thao