3 không khi ăn thịt chân giò
21/05/2025 11:13
Chân giò lợn được nhiều người ưa thích vì thịt chắc, bì giòn, mỡ không quá ngấy. Loại thịt này chứa nhiều collagen bổ dưỡng nhưng cũng tiềm ẩn lượng chất béo, purin gây hại.
Thịt chân giò là thực phẩm phổ biến trong nền ẩm thực của nhiều nước, có thể hầm, kho, luộc, ủ muối… Dù có một số giá trị dinh dưỡng - đặc biệt là giàu collagen và protein - loại thịt này cũng chứa nhiều chất béo, purin. Để thưởng thức thịt chân giò mà không gây hại cho sức khỏe, dưới đây là 3 điều bạn cần lưu ý.
Không ăn quá 1 lần mỗi tuần
Chân giò là phần thịt chứa nhiều gân, mỡ và da giàu collagen và protein đồng thời có lượng chất béo bão hòa cao. Tiêu thụ thường xuyên thịt chân giò có thể làm tăng nguy cơ mắc các bệnh liên quan đến tim mạch như xơ vữa động mạch, cao huyết áp và đột quỵ.
Các nghiên cứu từ Trường Y tế Công cộng Harvard (Mỹ) chỉ ra rằng chất béo bão hòa làm tăng lượng cholesterol xấu (LDL) trong máu - yếu tố chính gây tắc nghẽn động mạch. Ngoài ra, với những người ít vận động hoặc đang trong tình trạng thừa cân, việc ăn chân giò thường xuyên có thể làm cơ thể tích mỡ nhanh hơn, khó kiểm soát cân nặng.
Do đó, người trưởng thành khỏe mạnh chỉ nên ăn chân giò tối đa 1 lần mỗi tuần, kết hợp với chế độ ăn nhiều rau xanh, ngũ cốc nguyên hạt và các nguồn protein ít béo như thịt gà, cá hoặc đậu phụ.
Không ăn kèm nhiều cơm hoặc tinh bột
Một lỗi phổ biến khi ăn chân giò là dùng kèm với lượng lớn tinh bột như cơm trắng, mì tôm, bánh mì hoặc bún. Điều này khiến bữa ăn trở nên mất cân đối, dễ nạp vào cơ thể quá nhiều calo mà không có đủ chất xơ hoặc vitamin cần thiết. Tinh bột tinh chế, khi kết hợp với món giàu chất béo như chân giò, có thể làm tăng nhanh đường huyết và gây ra cảm giác mệt mỏi, buồn ngủ sau ăn.
Với người mắc bệnh tiểu đường hoặc tiền tiểu đường, sự kết hợp này còn nguy hiểm hơn do có thể tăng đột biến lượng đường trong máu. Ngoài ra, năng lượng dư thừa từ cả thịt chân giò và tinh bột nếu không được đốt cháy sẽ chuyển hóa thành mỡ tích tụ trong gan và vòng eo.

Không nên ăn sau 20h
Thịt chân giò là món ăn đậm đà và giàu dinh dưỡng nhưng lại khó tiêu, đặc biệt khi chế biến theo cách truyền thống như hầm mặn, kho đông. Ăn chân giò vào buổi tối muộn (sao 20h) có thể gây ra tình trạng đầy hơi, khó ngủ, rối loạn tiêu hóa do dạ dày phải hoạt động tích cực.
Theo chuyên gia từ Cleveland Clinic, ăn bữa tối nhiều chất béo và đạm vào giờ muộn có thể làm tăng nguy cơ trào ngược dạ dày, khó tiêu, và ảnh hưởng xấu đến chất lượng giấc ngủ. Về lâu dài, thói quen này cũng có thể dẫn đến tăng cân và rối loạn chuyển hóa.
Do đó, nếu muốn ăn chân giò, hãy lựa chọn thưởng thức vào bữa trưa hoặc đầu giờ chiều. Nếu ăn vào buổi tối, bạn nên dùng trước 19h với một lượng nhỏ, ưu tiên cách chế biến không nêm nhiều gia vị.
Ai không nên ăn chân giò?
- Người có cholesterol cao hoặc bệnh tim mạch: Chân giò chứa nhiều chất béo bão hòa có thể làm tăng lượng cholesterol xấu (LDL) trong máu, từ đó làm tăng nguy cơ đau tim, đột quỵ và xơ vữa động mạch.
- Người bị gout hoặc có axit uric cao: Chân giò chứa nhiều purin. Khi vào cơ thể, purin chuyển hóa thành axit uric, có thể dẫn đến những cơn đau khớp dữ dội ở người bị gout.
- Người béo phì hoặc đang giảm cân: Vì chứa nhiều chất béo và calo, chân giò không phù hợp với người cần kiểm soát cân nặng. Ăn thường xuyên dễ gây tích mỡ, đặc biệt là ở vùng bụng.
Nguồn vietnamnet.vn
Các bài viết cùng chuyên mục
Hà Trúc Linh đăng quang Hoa hậu Việt Nam 2024
Phú Quốc, TP Hồ Chí Minh tỏa sáng trong top du lịch cao cấp châu Á - Thái Bình Dương 2025
Khơi gợi hồn thiêng phương Nam qua 'U Minh truyền kỳ'
Đưa du lịch Việt Nam tới gần hơn với người Séc
Khánh thành Tượng đài Trung tâm Khu tưởng niệm Chiến khu D ở Bình Dương
Huế và hành trình đánh thức tiềm năng du lịch xanh đầm phá
Dầu cho thức ăn chăn nuôi biến thành dầu ăn cho người nguy hại cỡ nào?
Hút khách du lịch mùa vải thiều
Bác sĩ nói gì về lời đồn uống nước lá ổi mỗi ngày bệnh tiểu đường sẽ khỏi?
Quảng bá du lịch di sản qua các sự kiện thể thao