G7 ủng hộ đề xuất tránh mức thuế cao hơn cho các công ty Mỹ
29/06/2025 16:13
Một hệ thống “đồng hành” sẽ miễn trừ hoàn toàn các tập đoàn đa quốc gia có công ty mẹ tại Mỹ khỏi Quy tắc gộp thu nhập và Quy tắc thanh toán thuế thiếu về cả lợi nhuận trong nước và nước ngoài.
(Ảnh minh họa.. THX/TTXVN)
Mỹ và Nhóm 7 nước công nghiệp phát triển (G7) đã nhất trí ủng hộ đề xuất miễn trừ các công ty của Mỹ khỏi một số thành phần của Sáng kiến chống xói mòn cơ sở thuế và chuyển dịch lợi nhuận (BEPS) do Tổ chức Hợp tác và Phát triển Kinh tế (OECD) và G20 khởi xướng.
Tuyên bố của G7 do Bộ Tài chính Canada công bố ngày 28/6 cho biết một hệ thống “đồng hành” sẽ miễn trừ hoàn toàn các tập đoàn đa quốc gia có công ty mẹ (trụ sở chính) tại Mỹ khỏi Quy tắc gộp thu nhập (IIR) và Quy tắc thanh toán thuế thiếu (UTPR) về cả lợi nhuận trong nước và nước ngoài do họ phải tuân thủ các quy tắc thuế tối thiểu hiện hành của Mỹ.
G7 nêu rõ thỏa thuận này công nhận luật thuế tối thiểu hiện hành của Mỹ và nhằm mang lại sự ổn định hơn cho hệ thống thuế quốc tế.
Thỏa thuận đạt được sau nhiều tháng đàm phán giữa chính quyền Tổng thống Donald Trump và các đối tác về các loại thuế mà Mỹ cho là phân biệt đối xử.
Để tạo điều kiện thuận lợi, chính quyền Tổng thống Trump mới đây đã chấp thuận rút lại sự ủng hộ dành cho “thuế đối ứng” mà Quốc hội Mỹ đang xem xét nhằm đáp trả những nỗ lực quốc tế tăng thuế đối với các doanh nghiệp của nền kinh tế lớn nhất thế giới.
Chính quyền Trump công khai ủng hộ loại thuế này vào đầu tháng, nhưng sau đó xác định một thỏa thuận đạt được sẽ khiến việc áp dụng trở nên không cần thiết.
Sự đồng thuận giữa các quốc gia thành viên G7 vẫn cần được mở rộng sang G20 và hàng chục nước khác đã tham gia thỏa thuận thuế tối thiểu toàn cầu năm 2021 do chính quyền của Tổng thống Mỹ khi đó là ông Joe Biden làm trung gian, nhưng bị Tổng thống Trump và các nghị sỹ đảng Cộng hòa trong Quốc hội phản đối.
Mỹ có phiên bản thuế tối thiểu của riêng nước này, không tuân theo các điều khoản của hiệp ước toàn cầu. Những người ủng hộ thuế tối thiểu toàn cầu lập luận rằng việc áp dụng mức thuế này sẽ ngăn chặn “cuộc đua xuống đáy” trong việc cắt giảm thuế doanh nghiệp, giúp các chính phủ duy trì nguồn thu ngân sách.
Tuy vậy, quyết định áp “thuế đối ứng” có nguy cơ châm ngòi cho một loạt cuộc chiến thuế quan mới, vốn làm gián đoạn thương mại quốc tế./.
Nguồn: vietnamplus.vn
Các bài viết cùng chuyên mục
Doanh nghiệp châu Âu lạc quan vào tiềm năng tăng trưởng dài hạn của Việt Nam
Thị trường hàng hóa tiếp tục biến động mạnh, kim loại đồng loạt tăng giá
Truy quét hàng gian, hàng giả: Không để đánh trống bỏ dùi
Lãi suất ngân hàng ngày 30/6: Gửi tiết kiệm ở đâu lãi cao nhất?
Algeria tham vọng trở thành nhà cung cấp năng lượng sạch chủ chốt cho châu Âu
Đề nghị JBIC hỗ trợ vốn và xử lý vướng mắc tại dự án lọc dầu tại Nghi Sơn
Dòng tiền luân chuyển tích cực giúp VN-Index vượt mốc 1.370 điểm
Giá vàng ngày 29/6: Bảng giá tại các công ty vàng bạc đá quý
Thủ tướng: Tiếp tục xem xét, giải quyết các quan tâm của phía Hoa Kỳ
Tổ chức Thương mại Thế giới vinh danh công ty NetZero Pallet của Việt Nam