Củ ba kích là 'thần dược' của nam giới nhưng chế biến sai có thể gây chết người
22/02/2024 15:33
Củ ba kích là dược liệu phổ biến ở nước ta được biết đến như bài thuốc bổ thận tráng dương cho nam giới. Tuy nhiên, trước khi dùng ba kích, phải sơ chế đúng để tránh ngộ độc.
Lương y Bùi Đắc Sáng - Viện Khoa học và Công nghệ Việt Nam tư vấn:
Ba kích còn gọi ba kích thiên, diệp liễu thảo, đan điền âm vũ. Đây là cây hoang dại mọc nhiều ở vùng núi phía bắc như Quảng Ninh, Bắc Giang. Ba kích có vị cay ngọt, bổ thận, mạnh gân cốt, tăng cường lưu thông khí huyết, độ dẻo dai cho cơ thể.
Hiện có hai loại ba kích trắng và tím. Người dân thường thu hái ba kích để dùng tươi hoặc khô. Củ được thu hoạch sẽ rửa sạch, bỏ lõi phơi khô dùng ngâm rượu hoặc dạng tán hoàn. Hiện có nhiều cách để sử dụng và bào chế dược liệu ba kích, người dân dùng ngâm rượu là nhiều nhất.
Trong y học hiện đại, nhiều nghiên cứu cho thấy ba kích chứa nhiều vitamin B, C. Ngoài ra, ba kích còn chứa hoạt chất như gentianine, tigogenin, trigonelline, luteolin, rubiadin, axit hữu cơ, antraglycozid, đường, nhựa và tinh dầu.
Ba kích giúp giảm sưng nề, chống viêm. Hợp chất anthraquinone và choline có trong rượu ba kích hỗ trợ cơ xương khớp, hạn chế tình trạng loãng xương, đau khớp cũng như tê bì chân tay một cách hiệu quả.
Theo quan niệm của Đông y, ba kích là dược liệu có tính ấm, vị hơi cay. Trong một số bài thuốc, củ ba kích được dùng để chữa liệt dương, xuất tinh sớm, khó thụ thai, dương hư, thận hư, đái dầm, tiểu đêm. Với nam giới nếu hoạt động sinh lý yếu, ba kích giúp tăng khả năng quan hệ tình dục. Tuy nhiên, việc sử dụng ba kích cần có sự tư vấn hướng dẫn của thầy thuốc Đông y, kết hợp với nhiều vị thuốc khác như đảng sâm, nhục thung dung…
Ba kích cũng có tác dụng phụ. Lõi của củ ba kích chứa hoạt chất rubiadin ức chế hoạt động của hệ tim mạch, carbohydrates không tốt cho đường huyết.
Khi dùng củ ba kích bắt buộc phải bỏ lõi, nếu không người dùng có thể bị say ba kích. Người bệnh chóng mặt, hoa mắt, tim đập nhanh, nặng hơn có thể khó thở, tử vong. Khi ngâm rượu ba kích, bạn dùng dao khía vào phần thịt củ, tách bỏ lõi, rửa sạch để ráo nước.
Theo các tài liệu, mỗi ngày chỉ dùng khoảng 4-10g ba kích độc vị. Riêng rượu ba kích, chỉ nên dùng khoảng 2 lần/ngày, 30 ml/lần, đặc biệt nên dùng sau bữa ăn.
Những đối tượng không dùng củ ba kích như người có triệu chứng sốt nhẹ về chiều tối, đang bị táo bón, viêm đường tiết niệu, có biểu hiện tiểu đau, tiểu buốt, huyết áp thấp. Nam giới bị chậm xuất tinh và khó xuất tinh khi “yêu” không nên uống thêm ba kích. Ba kích chứa hoạt chất thức đẩy sự co bóp tử cung nên phụ nữ có thai và cho con bú, trẻ nhỏ không nên sử dụng.
Nguồn vietnamnet.vn
Các bài viết cùng chuyên mục
Bức tường đất chùa Bổ Đà - kiến trúc dân gian hòa quyện con người và thiên nhiên
Tác dụng của quả chuối 'đặc biệt' nhất Việt Nam
Tuần phim kỷ niệm 80 năm thành lập Quân đội nhân dân Việt Nam
TS. Ngô Phương Lan tái đắc cử Chủ tịch Hiệp hội Xúc tiến phát triển Điện ảnh Việt Nam
Kỷ niệm 60 năm Bến Vũng Rô tiếp nhận chuyến hàng đầu tiên của Tàu Không số
Hơn 50 đầu sách được lựa chọn tham dự Hội chợ sách thiếu nhi quốc tế Busan
Người Nhật ăn cơm đều đặn nhưng không béo: 5 thói quen cần học tập
Tổ chức xây dựng mô hình bảo tồn, phát huy văn hóa phi vật thể các dân tộc thiểu số
Thêm 6 di tích được xếp hạng quốc gia đặc biệt
Xét tặng Giải thưởng Hồ Chí Minh, Giải thưởng Nhà nước về khoa học và công nghệ đợt 7