Công nhận cây 'đoàn kết' 200 năm tuổi là Cây di sản Việt Nam
09/03/2024 10:37
Ngày 8/3, UBND phường Tương Bình Hiệp, thành phố Thủ Dầu Một (tỉnh Bình Dương) tổ chức Lễ công bố Quyết định và đón Bằng công nhận Cây di sản Việt Nam đối với cây cổ thụ "cây Kơnia - cây Đa" khoảng 200 năm tuổi tại khuôn viên Di tích lịch sử cấp tỉnh Đình thần Tương Bình Hiệp.
Nét độc đáo là cây Kơ nia được cây Đa ôm chùm lấy thân, tạo nên Cây di sản có một không hai ở Việt Nam. Nhiều bô lão trong phường Tương Bình Hiệp gọi hai cây di sản này là cây “đoàn kết”, bởi chúng gắn bó thân thuộc bên nhau, cùng phát triển và trường tồn với thời gian.
Phường Tương Bình Hiệp nổi tiếng với nghề sơn mài truyền thống, được công nhận là Di sản phi vật thể quốc gia. Địa phương còn có 2 Di tích lịch sử cấp tỉnh là Đình thần Tương Bình Hiệp và Lò lu Đại Hưng. Qua hàng trăm năm, các khuôn viên di tích trên địa bản có nhiều loại cây cổ thụ quý như Sao, Dầu, Kơ nia, câu Đa... Điển hình là tại khuôn viên Đình Thần Tương Bình Hiệp, có cây Kơ nia và cây Đa khoảng 200 năm tuổi. Ban Quản lý Khu Di tích phối hợp cùng UBND phường Tương Bình Hiệp đã tiến hành khảo sát thực tế, lập hồ sơ đăng ký đề nghị Hội Bảo vệ Thiên nhiên và Môi trường Việt Nam, Hội đồng Cây di sản Việt Nam, xét duyệt công nhận cây Kơ nia - cây Đa là Cây di sản Việt Nam.
Đình thần Tương Bình Hiệp được xây dựng vào năm 1888. Cây Kơ nia được phát hiện khi xây dụng Đình, lúc đó cây đã cao lớn. Thân cây thẳng tắp sừng sững, vươn cao, có nhiều cành vươn rộng ra bốn phía, các tán cây vươn xa phủ bóng mát cả một khoảng đất rộng; cây có chu vi 4,33m, cao 37m, chiều rộng tán 30 - 32m. Còn cây Đa có chu vi thân 9,6 m, cao 27 m, tán rộng 42 m. Cây Đa ôm quanh gốc cây Kơ nia và phát triển vươn lên.
Cây Kơ nia - cây Đa đang được cộng đồng người dân khu phố 2, phường Tương Bình Hiệp, thành phố Thủ Dầu Một, tỉnh Bình Dương bảo vệ nghiêm ngặt. Cây sinh trưởng tốt, hằng năm, cây vẫn ra hoa, kết quả. Không gian xung quanh gốc cây Kơ nia - cây Đa rộng rãi, thoáng đãng.
Phó Chủ tịch UBND phường Tương Bình Hiệp Trương Thị Kiều Chinh cho biết, việc công nhận cây di sản góp phần tuyên truyền giá trị bảo tồn đa dạng sinh học, giá trị văn hóa và bảo vệ môi trường cây di sản; đồng thời, nâng cao ý thức bảo vệ cây cho người dân trong cộng đồng, gắn bảo tồn thiên nhiên cũng như đánh thức tiềm năng tham quan, du lịch văn hóa, quảng bá, giới thiệu hình ảnh địa phương.
Các bài viết cùng chuyên mục
Bức tường đất chùa Bổ Đà - kiến trúc dân gian hòa quyện con người và thiên nhiên
Tác dụng của quả chuối 'đặc biệt' nhất Việt Nam
Tuần phim kỷ niệm 80 năm thành lập Quân đội nhân dân Việt Nam
TS. Ngô Phương Lan tái đắc cử Chủ tịch Hiệp hội Xúc tiến phát triển Điện ảnh Việt Nam
Kỷ niệm 60 năm Bến Vũng Rô tiếp nhận chuyến hàng đầu tiên của Tàu Không số
Hơn 50 đầu sách được lựa chọn tham dự Hội chợ sách thiếu nhi quốc tế Busan
Người Nhật ăn cơm đều đặn nhưng không béo: 5 thói quen cần học tập
Tổ chức xây dựng mô hình bảo tồn, phát huy văn hóa phi vật thể các dân tộc thiểu số
Thêm 6 di tích được xếp hạng quốc gia đặc biệt
Xét tặng Giải thưởng Hồ Chí Minh, Giải thưởng Nhà nước về khoa học và công nghệ đợt 7