Trung Quốc đối mặt với nguy cơ hứng chịu 'đại dịch kép' vào mùa đông

19/10/2021 16:19

Cơ quan y tế Trung Quốc cảnh báo nước này có nguy cơ phải đối mặt với “đại dịch kép” trong mùa đông khi mùa cúm đang bắt đầu và số ca mắc COVID-19 có khả năng vẫn gia tăng.

 

Chú thích ảnh
Hôm 17/10, Bắc Kinh đã ghi nhận nhiệt độ xuống dưới 0 độ C, thấp nhất trong vòng 52 năm qua. Ảnh: Global Times

Theo tờ Thời báo Hoàn cầu, trong một thông báo mới đây, Ủy ban Y tế Quốc gia Trung Quốc đã yêu cầu các địa phương ở nước này tăng cường các biện pháp đề phòng và kiểm soát dịch bệnh khi mùa cúm đã bắt đầu, cùng với số ca nhiễm biến thể virus SARS-CoV-2 mới vẫn có nguy cơ nhập cảnh vào nước này. Các chuyên gia lo ngại điều này sẽ gây ra nhiều bất ổn trong mùa đông này.

Mùa thu và mùa đông là thời gian có tỷ lệ mắc các bệnh lây nhiễm qua đường hô hấp rất cao. Theo Ủy ban Y tế Quốc gia Trung Quốc, diễn biến dịch cúm ở các tỉnh phía nam và phía bắc nước này từ tháng 3 đến nay nghiêm trọng hơn so với cùng kỳ năm ngoái. Đặc biệt, các ca nhiễm cúm mùa ở các tỉnh phía nam đã tăng vọt từ tháng 9.

Trong khi đó, tình hình dịch COVID-19 trên toàn cầu vẫn rất đáng lo ngại, nguy cơ xuất hiện các ca mắc nhập cảnh vẫn hiện hữu. Các chuyên gia lo ngại dịch COVID-19 và các bệnh lây truyền qua đường hô hấp có thể kết hợp với nhau và gây ra “đại dịch kép” vào mùa đông sắp tới và mùa xuân năm sau.

Mặc dù tỷ lệ lây nhiễm cúm nói chung tương đối thấp trong mùa trước, các chùm ca bệnh vẫn bùng phát ở nhiều trường học, trung tâm chăm sóc trẻ em và các địa điểm khác. Trung Quốc dự kiến sẽ triển khai hàng loạt biện pháp phòng dịch trong mùa đông sắp tới, bao gồm tăng cường cơ chế giám sát và cảnh báo sớm, tiêm chủng cho các nhóm dễ tổn thương, đẩy mạnh phòng chống đa dịch bệnh, chuẩn hóa công tác xử lý dịch, tuyên truyền và vận động rộng rãi.

Bên cạnh đó, việc tiêm phòng cúm sẽ được đẩy mạnh cho đội ngũ nhân viên y tế, những người tham gia hoạt động quy mô lớn, nhân viên viện dưỡng lão, trung tâm chăm sóc trẻ em, trường học cũng như người cao tuổi, trẻ em và người mắc bệnh mãn tính. Ủy ban y tế Trung Quốc cũng hối thúc các cơ sở tăng cường nỗ lực phát hiện, báo cáo và ứng phó các chùm ca bệnh sớm nhất có thể.

 

Cơ quan Khí tượng Trung Quốc cuối tuần trước đã đưa ra “cảnh báo xanh” đầu tiên về đợt không khí lạnh do nhiệt độ giảm đột ngột ở nhiều khu vực của nước này. Sáng 17/10, nhiệt độ ở một số địa phương miền đông và miền trung Trung Quốc giảm xuống còn 10 độ C. Trong khi Bắc Kinh đã ghi nhận nhiệt độ giảm xuống dưới 0 độ C, thấp nhất trong vòng 52 năm qua. Đợt không khí lạnh này đến sớm hơn 20 ngày so với mức trung bình hàng năm, báo trước một mùa đông lạnh hơn.

Trung Quốc đến nay được cho là đã kiểm soát tốt các đợt bùng dịch COVID-19. Giới chức nước này vẫn kiên định theo đuổi chiến lược “không ca mắc COVID-19” bằng các biện pháp quyết liệt như đóng cửa biên giới, hạn chế đi lại.

Chuyên gia dịch tễ hàng đầu Trung Quốc, ông Chung Nam Sơn cho biết nước này sẽ không nới lỏng hạn chế biên giới cho tới khi nào phần còn lại của thế giới có tỷ lệ tử vong do COVID-19 ở mức thấp, số ca nhiễm ít hơn và tỷ lệ tiêm vaccine cao, đặc biệt là ở các nước lớn. Đến nay, Trung Quốc gần đạt mục tiêu tiêm chủng đầy đủ cho 85% dân số.

Nguồn:baotintuc.vn

Chú thích ảnh
Hôm 17/10, Bắc Kinh đã ghi nhận nhiệt độ xuống dưới 0 độ C, thấp nhất trong vòng 52 năm qua. Ảnh: Global Times

Theo tờ Thời báo Hoàn cầu, trong một thông báo mới đây, Ủy ban Y tế Quốc gia Trung Quốc đã yêu cầu các địa phương ở nước này tăng cường các biện pháp đề phòng và kiểm soát dịch bệnh khi mùa cúm đã bắt đầu, cùng với số ca nhiễm biến thể virus SARS-CoV-2 mới vẫn có nguy cơ nhập cảnh vào nước này. Các chuyên gia lo ngại điều này sẽ gây ra nhiều bất ổn trong mùa đông này.

Mùa thu và mùa đông là thời gian có tỷ lệ mắc các bệnh lây nhiễm qua đường hô hấp rất cao. Theo Ủy ban Y tế Quốc gia Trung Quốc, diễn biến dịch cúm ở các tỉnh phía nam và phía bắc nước này từ tháng 3 đến nay nghiêm trọng hơn so với cùng kỳ năm ngoái. Đặc biệt, các ca nhiễm cúm mùa ở các tỉnh phía nam đã tăng vọt từ tháng 9.

Trong khi đó, tình hình dịch COVID-19 trên toàn cầu vẫn rất đáng lo ngại, nguy cơ xuất hiện các ca mắc nhập cảnh vẫn hiện hữu. Các chuyên gia lo ngại dịch COVID-19 và các bệnh lây truyền qua đường hô hấp có thể kết hợp với nhau và gây ra “đại dịch kép” vào mùa đông sắp tới và mùa xuân năm sau.

Mặc dù tỷ lệ lây nhiễm cúm nói chung tương đối thấp trong mùa trước, các chùm ca bệnh vẫn bùng phát ở nhiều trường học, trung tâm chăm sóc trẻ em và các địa điểm khác. Trung Quốc dự kiến sẽ triển khai hàng loạt biện pháp phòng dịch trong mùa đông sắp tới, bao gồm tăng cường cơ chế giám sát và cảnh báo sớm, tiêm chủng cho các nhóm dễ tổn thương, đẩy mạnh phòng chống đa dịch bệnh, chuẩn hóa công tác xử lý dịch, tuyên truyền và vận động rộng rãi.

Bên cạnh đó, việc tiêm phòng cúm sẽ được đẩy mạnh cho đội ngũ nhân viên y tế, những người tham gia hoạt động quy mô lớn, nhân viên viện dưỡng lão, trung tâm chăm sóc trẻ em, trường học cũng như người cao tuổi, trẻ em và người mắc bệnh mãn tính. Ủy ban y tế Trung Quốc cũng hối thúc các cơ sở tăng cường nỗ lực phát hiện, báo cáo và ứng phó các chùm ca bệnh sớm nhất có thể.

 

Cơ quan Khí tượng Trung Quốc cuối tuần trước đã đưa ra “cảnh báo xanh” đầu tiên về đợt không khí lạnh do nhiệt độ giảm đột ngột ở nhiều khu vực của nước này. Sáng 17/10, nhiệt độ ở một số địa phương miền đông và miền trung Trung Quốc giảm xuống còn 10 độ C. Trong khi Bắc Kinh đã ghi nhận nhiệt độ giảm xuống dưới 0 độ C, thấp nhất trong vòng 52 năm qua. Đợt không khí lạnh này đến sớm hơn 20 ngày so với mức trung bình hàng năm, báo trước một mùa đông lạnh hơn.

Trung Quốc đến nay được cho là đã kiểm soát tốt các đợt bùng dịch COVID-19. Giới chức nước này vẫn kiên định theo đuổi chiến lược “không ca mắc COVID-19” bằng các biện pháp quyết liệt như đóng cửa biên giới, hạn chế đi lại.

Chuyên gia dịch tễ hàng đầu Trung Quốc, ông Chung Nam Sơn cho biết nước này sẽ không nới lỏng hạn chế biên giới cho tới khi nào phần còn lại của thế giới có tỷ lệ tử vong do COVID-19 ở mức thấp, số ca nhiễm ít hơn và tỷ lệ tiêm vaccine cao, đặc biệt là ở các nước lớn. Đến nay, Trung Quốc gần đạt mục tiêu tiêm chủng đầy đủ cho 85% dân số.