Liên hợp quốc đề xuất nới lỏng cấm vận Triều Tiên thời COVID-19

24/10/2021 12:02

Một quan chức Liên hợp quốc cho rằng các cường quốc thế giới nên cân nhắc nới lỏng một số biện pháp cấm vận đối với Triều Tiên trước nguy cơ xảy ra nạn đói vì COVID-19.

 

Chú thích ảnh
Nhân viên phun thuốc khử trùng chống COVID-19 tại một cửa hàng ở Bình Nhưỡng ngày 20/10. Ảnh: AFP 

Phát biểu trước báo giới ngày 22/10, ông Tomas Ojea Quintana, Báo cáo viên đặc biệt của Liên hợp quốc (LHQ) về nhân quyền ở Triều Tiên, cho hay các biện pháp phòng chống dịch COVID-19 nghiêm ngặt tại Triều Tiên đã khiến đất nước này trở nên tách biệt với thế giới và người dân bị giới hạn tiếp cận với những nhu cầu thiết yếu nhất.

Ông Tomas trích dẫn dữ liệu trong bản báo cáo do nhóm của ông trình lên Hội đồng Bảo an LHQ: “Chừng nào biên giới tiếp tục đóng cửa, Triều Tiên có thể đối mặt với nguy cơ xảy ra nạn đói trong một số bộ phận dân cư trong nước”.

Theo ông, nhu cầu tiếp cận thực phẩm của người dân Triều Tiên đã trở nên cấp bách và trẻ em, người già là đối tượng dễ bị ảnh hưởng nhất. 

Mặc dù Triều Tiên tuyên bố không có ca mắc COVID-19 nhưng vẫn thực hiện các biện pháp ngăn chặn quyết liệt. Tình hình kinh tế của Bình Nhưỡng trở nên đáng báo động sau khi quốc gia này đóng cửa biên giới với đối tác thương mại lớn nhất là Trung Quốc.

Mặc dù ông Quintana lên án Bình Nhưỡng vì tiếp tục phát triển vũ khí hạt nhân, nhưng ông kêu gọi Hội đồng Bảo an xem xét nới lỏng một số biện pháp trừng phạt để tạo điều kiện hỗ trợ nhân đạo. Ông lập luận rằng trên thực tế, các lệnh trừng phạt đã gây tổn hại đến dân thường bởi chương trình vũ khí hạt nhân của Chủ tịch Kim Jong-un vẫn không suy giảm.

 

Các tổ chức cứu trợ nước ngoài đã gặp khó khăn trong việc tiếp cận Triều Tiên để cung cấp hỗ trợ nhân đạo. Chương trình Lương thực Thế giới cuối năm 2020 cho rằng quốc gia Đông Á này cần nới lỏng các hạn chế về nhập cảnh đối với nhân viên quốc tế.

Theo Tổ chức Lương thực và Nông nghiệp Liên hợp quốc (FAO), Triều Tiên năm nay đang phải đối mặt với tình trạng thiếu hụt khoảng 860.000 tấn lương thực, tương đương lượng lượng thực để cả nước tiêu thụ trong khoảng 2, 3 tháng.

Quốc gia này vẫn chưa thể triển khai chương trình tiêm vaccine ngừa COVID-19, đồng nghĩa với nguy cơ đóng cửa lâu hơn. Triều Tiên đã được cung cấp khoảng 1,7 triệu liều vaccine hồi tháng 7 thông qua chương trình chia sẻ toàn cầu COVAX, nhưng các lô hàng đã bị trì hoãn do Bình Nhưỡng chưa thể đáp ứng yêu cầu về kỹ thuật cũng như tình trạng khan hiếm vaccine trên toàn cầu. 

Nguồn:baotintuc.vn

Chú thích ảnh
Nhân viên phun thuốc khử trùng chống COVID-19 tại một cửa hàng ở Bình Nhưỡng ngày 20/10. Ảnh: AFP 

Phát biểu trước báo giới ngày 22/10, ông Tomas Ojea Quintana, Báo cáo viên đặc biệt của Liên hợp quốc (LHQ) về nhân quyền ở Triều Tiên, cho hay các biện pháp phòng chống dịch COVID-19 nghiêm ngặt tại Triều Tiên đã khiến đất nước này trở nên tách biệt với thế giới và người dân bị giới hạn tiếp cận với những nhu cầu thiết yếu nhất.

Ông Tomas trích dẫn dữ liệu trong bản báo cáo do nhóm của ông trình lên Hội đồng Bảo an LHQ: “Chừng nào biên giới tiếp tục đóng cửa, Triều Tiên có thể đối mặt với nguy cơ xảy ra nạn đói trong một số bộ phận dân cư trong nước”.

Theo ông, nhu cầu tiếp cận thực phẩm của người dân Triều Tiên đã trở nên cấp bách và trẻ em, người già là đối tượng dễ bị ảnh hưởng nhất. 

Mặc dù Triều Tiên tuyên bố không có ca mắc COVID-19 nhưng vẫn thực hiện các biện pháp ngăn chặn quyết liệt. Tình hình kinh tế của Bình Nhưỡng trở nên đáng báo động sau khi quốc gia này đóng cửa biên giới với đối tác thương mại lớn nhất là Trung Quốc.

Mặc dù ông Quintana lên án Bình Nhưỡng vì tiếp tục phát triển vũ khí hạt nhân, nhưng ông kêu gọi Hội đồng Bảo an xem xét nới lỏng một số biện pháp trừng phạt để tạo điều kiện hỗ trợ nhân đạo. Ông lập luận rằng trên thực tế, các lệnh trừng phạt đã gây tổn hại đến dân thường bởi chương trình vũ khí hạt nhân của Chủ tịch Kim Jong-un vẫn không suy giảm.

 

Các tổ chức cứu trợ nước ngoài đã gặp khó khăn trong việc tiếp cận Triều Tiên để cung cấp hỗ trợ nhân đạo. Chương trình Lương thực Thế giới cuối năm 2020 cho rằng quốc gia Đông Á này cần nới lỏng các hạn chế về nhập cảnh đối với nhân viên quốc tế.

Theo Tổ chức Lương thực và Nông nghiệp Liên hợp quốc (FAO), Triều Tiên năm nay đang phải đối mặt với tình trạng thiếu hụt khoảng 860.000 tấn lương thực, tương đương lượng lượng thực để cả nước tiêu thụ trong khoảng 2, 3 tháng.

Quốc gia này vẫn chưa thể triển khai chương trình tiêm vaccine ngừa COVID-19, đồng nghĩa với nguy cơ đóng cửa lâu hơn. Triều Tiên đã được cung cấp khoảng 1,7 triệu liều vaccine hồi tháng 7 thông qua chương trình chia sẻ toàn cầu COVAX, nhưng các lô hàng đã bị trì hoãn do Bình Nhưỡng chưa thể đáp ứng yêu cầu về kỹ thuật cũng như tình trạng khan hiếm vaccine trên toàn cầu.