Đường sắt mới và những kỳ vọng của Lào

04/12/2021 10:04

Sau 5 năm triển khai, bất chấp những trở ngại do đại dịch COVID-19, tuyến đường Lào - Trung Quốc đã hoàn thành và đã chính thức khai trương ngày 3/12.

 

Chú thích ảnh
Nhiều quan chức cấp cao của Lào dự lễ khánh thành tại đầu cầu ở  nhà ga hành khách thủ đô Vientiane.

Dự án được kỳ vọng trở thành một cú huých cho nền kinh tế Lào, tạo thêm cơ hội cho sự phát triển của đất nước, đồng thời góp phần hiện thực hóa chiến lược biến Lào từ quốc gia không có biển thành quốc gia kết nối khu vực.

Được khởi công ngày 2/12/2015, bắt đầu xây dựng thực tế từ ngày 25/12/2016, đường sắt Lào - Trung có giá trị đầu tư khoảng 5,95 tỉ USD, được xây dựng theo cơ chế hợp tác công tư (PPP), xây dựng, vận hành và chuyển giao (BOT) và cơ chế hợp tác giữa chính phủ với chính phủ (G to G). Trên mô hình đầu tư này, chính phủ Lào và Trung Quốc đã nhất trí thành lập công ty liên doanh với tỷ lệ 30-70%.

Tuyến đường dài 426,5km, gồm 170 cây cầu với tổng chiều dài là 69.20km, 75 đường hầm tổng chiều dài 197,6km. Dự án được thiết kế theo tiêu chuẩn số 1 và là tuyến đường sắt 1 làn, có thể chạy với tốc độ 160km/h nếu chở khách và 120km/h nếu chở hàng.

Chú thích ảnh
Quang cảnh nhà ga hành khách thủ đô Vientiane.

Chính phủ Lào cho rằng, khi chính thức đi vào hoạt động, tuyến đường sắt Lào – Trung sẽ đem lại lợi ích to lớn cho Lào, không chỉ giúp nước này có cơ sở hạ tầng về kinh tế vững vàng, nâng cao năng lực cạnh tranh kinh tế thông qua việc chuyển đổi đất nước từ một quốc gia không giáp biển thành một quốc gia trung chuyển và hội nhập khu vực, mà còn giúp Lào trở thành một trung tâm hậu cần của khu vực, công cụ quan trọng để giúp Lào thu hút nhiều đầu tư nước ngoài và có nhiều công nghệ hiện đại hơn, góp phần phát triển kinh tế của đất nước.

Bên cạnh đó, Tuyến đường cũng sẽ giúp giảm chi phí vận chuyển hành khách và hàng hóa ra thị trường quốc tế, đồng thời tạo điều kiện để các doanh nghiệp Lào tiếp cận thị trường Trung Quốc với hơn 1,4 tỷ người tiêu dùng.

Theo đánh giá của Ngân hàng Thế giới, chi phí vận chuyển từ thủ đô Vientiane đến Côn Minh ở tỉnh Vân Nam, miền Nam Trung Quốc sẽ giảm 40-50% hoặc 30 USD/tấn, trong khi chi phí vận tải nội địa sẽ giảm khoảng từ 20-40%.

Chú thích ảnh
Hình ảnh đoàn tàu Lan Xang (Triệu Voi) của Lào.

Khẳng định về lợi ích này khi tuyến đường sắt Lào- Trung được đưa vào hoạt động, ông Chanthone Sitthixay, Chủ tịch Công ty TNHH Vientiane Logistics Park - đơn vị phát triển cảng cạn Thanaleng và Khu hậu cần ở thủ đô Vientiane cho biết Tuyến đường sắt này sẽ tạo động lực quan trọng giúp Lào trở thành một phần của chuỗi cung ứng toàn cầu mới. Khi đi vào hoạt động, tuyến đường sẽ giúp việc vận chuyển hàng hóa từ Đông Nam Á sang châu Âu chỉ còn mất hơn 10 ngày, ngắn hơn nhiều so với việc sử dụng đường biển, mất khoảng 45 ngày.

Bên cạnh đó, tuyến đường sắt cũng giúp hành trình từ thủ đô Vientiane đến biên giới Lào - Trung Quốc sẽ được rút ngắn từ 2 ngày xuống còn khoảng 3 giờ, điều này sẽ tạo thuận lợi cho người dân trong việc đi lại cũng như vận chuyển hàng hóa.

 
Chú thích ảnh
Hình ảnh Lãnh đạo hai nước và 2 điểm cầu còn lại đang vẫy tay chào hai đoàn tàu đang xuất phát khỏi ga Vientiane và ga Côn Minh.

Với chi phí vận tải thấp, thời gian di chuyển ngắn hơn, Chính phủ Lào cho rằng tuyến đường cũng sẽ góp phần không chỉ giúp ngành nông nghiệp, công nghiệp du lịch và các ngành khác của Lào phát triển, tạo công ăn việc làm và nâng cao đời sống của người dân, mà còn giúp Lào có thế mạnh trong việc khuyến khích quan hệ hợp tác mua bán, trao đổi hàng hóa, đi lại, du lịch, đầu tư giữa ASEAN và Trung Quốc, nước có nền kinh tế lớn thứ 2 thế giới và cũng là thị trường lớn tiếp nhận sản phẩm hàng hóa lớn củ Lào và khu vực.

Chia sẻ với phóng viên TTXVN tại Lào, chị Samnieng Sengkhiyavong, một người dân đang sống tại thủ đô Vientiane vui vẻ cho biết chưa từng được đi tàu cao tốc, do đó chị rất vui khi nghe tin đường sắt của Lào sắp được khai trương và chắc chắn chị sẽ dành thời trải nghiệm chuyến tàu này.

Theo chị, đi tàu cao tốc đến các tỉnh phía Bắc sẽ nhanh hơn đi xe khách, vì vậy sẽ thuận tiện hơn khi đi du lịch, đi công tác cũng như vận chuyển hàng hoá. Đặc biệt, tuyến đường sắt của Lào chính thức được đưa vào sử dụng sẽ giúp thúc đẩy Chương trình “Người Lào du lịch Lào” trong thời gian tới.

Không chỉ chị Samnieng, rất nhiều người Lào khi trả lời câu hỏi của phóng viên TTXVN tại Viêng Chăn đều cảm thấy rất tự hào, đồng thời kỳ vọng tuyến đường sắt mới có thể giúp thu hút có thêm nhiều khách du lịch và nhà đầu tư mới đến với Lào, góp phần phát triển kinh tế đất nước và đời sống của người dân.

Nguồn:baotintuc.vn

Chú thích ảnh
Nhiều quan chức cấp cao của Lào dự lễ khánh thành tại đầu cầu ở  nhà ga hành khách thủ đô Vientiane.

Dự án được kỳ vọng trở thành một cú huých cho nền kinh tế Lào, tạo thêm cơ hội cho sự phát triển của đất nước, đồng thời góp phần hiện thực hóa chiến lược biến Lào từ quốc gia không có biển thành quốc gia kết nối khu vực.

Được khởi công ngày 2/12/2015, bắt đầu xây dựng thực tế từ ngày 25/12/2016, đường sắt Lào - Trung có giá trị đầu tư khoảng 5,95 tỉ USD, được xây dựng theo cơ chế hợp tác công tư (PPP), xây dựng, vận hành và chuyển giao (BOT) và cơ chế hợp tác giữa chính phủ với chính phủ (G to G). Trên mô hình đầu tư này, chính phủ Lào và Trung Quốc đã nhất trí thành lập công ty liên doanh với tỷ lệ 30-70%.

Tuyến đường dài 426,5km, gồm 170 cây cầu với tổng chiều dài là 69.20km, 75 đường hầm tổng chiều dài 197,6km. Dự án được thiết kế theo tiêu chuẩn số 1 và là tuyến đường sắt 1 làn, có thể chạy với tốc độ 160km/h nếu chở khách và 120km/h nếu chở hàng.

Chú thích ảnh
Quang cảnh nhà ga hành khách thủ đô Vientiane.

Chính phủ Lào cho rằng, khi chính thức đi vào hoạt động, tuyến đường sắt Lào – Trung sẽ đem lại lợi ích to lớn cho Lào, không chỉ giúp nước này có cơ sở hạ tầng về kinh tế vững vàng, nâng cao năng lực cạnh tranh kinh tế thông qua việc chuyển đổi đất nước từ một quốc gia không giáp biển thành một quốc gia trung chuyển và hội nhập khu vực, mà còn giúp Lào trở thành một trung tâm hậu cần của khu vực, công cụ quan trọng để giúp Lào thu hút nhiều đầu tư nước ngoài và có nhiều công nghệ hiện đại hơn, góp phần phát triển kinh tế của đất nước.

Bên cạnh đó, Tuyến đường cũng sẽ giúp giảm chi phí vận chuyển hành khách và hàng hóa ra thị trường quốc tế, đồng thời tạo điều kiện để các doanh nghiệp Lào tiếp cận thị trường Trung Quốc với hơn 1,4 tỷ người tiêu dùng.

Theo đánh giá của Ngân hàng Thế giới, chi phí vận chuyển từ thủ đô Vientiane đến Côn Minh ở tỉnh Vân Nam, miền Nam Trung Quốc sẽ giảm 40-50% hoặc 30 USD/tấn, trong khi chi phí vận tải nội địa sẽ giảm khoảng từ 20-40%.

Chú thích ảnh
Hình ảnh đoàn tàu Lan Xang (Triệu Voi) của Lào.

Khẳng định về lợi ích này khi tuyến đường sắt Lào- Trung được đưa vào hoạt động, ông Chanthone Sitthixay, Chủ tịch Công ty TNHH Vientiane Logistics Park - đơn vị phát triển cảng cạn Thanaleng và Khu hậu cần ở thủ đô Vientiane cho biết Tuyến đường sắt này sẽ tạo động lực quan trọng giúp Lào trở thành một phần của chuỗi cung ứng toàn cầu mới. Khi đi vào hoạt động, tuyến đường sẽ giúp việc vận chuyển hàng hóa từ Đông Nam Á sang châu Âu chỉ còn mất hơn 10 ngày, ngắn hơn nhiều so với việc sử dụng đường biển, mất khoảng 45 ngày.

Bên cạnh đó, tuyến đường sắt cũng giúp hành trình từ thủ đô Vientiane đến biên giới Lào - Trung Quốc sẽ được rút ngắn từ 2 ngày xuống còn khoảng 3 giờ, điều này sẽ tạo thuận lợi cho người dân trong việc đi lại cũng như vận chuyển hàng hóa.

 
Chú thích ảnh
Hình ảnh Lãnh đạo hai nước và 2 điểm cầu còn lại đang vẫy tay chào hai đoàn tàu đang xuất phát khỏi ga Vientiane và ga Côn Minh.

Với chi phí vận tải thấp, thời gian di chuyển ngắn hơn, Chính phủ Lào cho rằng tuyến đường cũng sẽ góp phần không chỉ giúp ngành nông nghiệp, công nghiệp du lịch và các ngành khác của Lào phát triển, tạo công ăn việc làm và nâng cao đời sống của người dân, mà còn giúp Lào có thế mạnh trong việc khuyến khích quan hệ hợp tác mua bán, trao đổi hàng hóa, đi lại, du lịch, đầu tư giữa ASEAN và Trung Quốc, nước có nền kinh tế lớn thứ 2 thế giới và cũng là thị trường lớn tiếp nhận sản phẩm hàng hóa lớn củ Lào và khu vực.

Chia sẻ với phóng viên TTXVN tại Lào, chị Samnieng Sengkhiyavong, một người dân đang sống tại thủ đô Vientiane vui vẻ cho biết chưa từng được đi tàu cao tốc, do đó chị rất vui khi nghe tin đường sắt của Lào sắp được khai trương và chắc chắn chị sẽ dành thời trải nghiệm chuyến tàu này.

Theo chị, đi tàu cao tốc đến các tỉnh phía Bắc sẽ nhanh hơn đi xe khách, vì vậy sẽ thuận tiện hơn khi đi du lịch, đi công tác cũng như vận chuyển hàng hoá. Đặc biệt, tuyến đường sắt của Lào chính thức được đưa vào sử dụng sẽ giúp thúc đẩy Chương trình “Người Lào du lịch Lào” trong thời gian tới.

Không chỉ chị Samnieng, rất nhiều người Lào khi trả lời câu hỏi của phóng viên TTXVN tại Viêng Chăn đều cảm thấy rất tự hào, đồng thời kỳ vọng tuyến đường sắt mới có thể giúp thu hút có thêm nhiều khách du lịch và nhà đầu tư mới đến với Lào, góp phần phát triển kinh tế đất nước và đời sống của người dân.