Việt Nam lần đầu xuất khẩu nước xoài sang "đế chế" xoài Pakistan
10/09/2024 12:39
Tập đoàn siêu thị IMTIAZ của Pakistan đã nhập khẩu lô nước trái cây đầu tiên từ Việt Nam bao gồm nước xoài, nước dứa, nước vải, nước nho, nước táo, nước ổi.
Thực hiện chỉ thị của Lãnh đạo Bộ Công Thương, Thương vụ Việt Nam tại Pakistan đã vận động và trực tiếp dẫn đoàn doanh nghiệp Pakistan về tham gia chuỗi sự kiện Vietnam International Sourcing 2024 do Bộ Công Thương phối hợp với Ủy ban Nhân dân Thành phố Hồ Chí Minh phối hợp tổ chức tại thành phố Hồ Chí Minh từ ngày 6-8/6/2024.
Thành quả đầu tiên là Tập đoàn siêu thị IMTIAZ nhập khẩu lô nước trái cây đầu tiên từ Việt Nam bao gồm nước xoài, nước dứa, nước vải, nước nho, nước táo, nước ổi.
Pakistan là một trong các "đế chế" xoài của thế giới, đứng thứ tư thế giới về xuất khẩu xoài. Với nguồn nguyên liệu dồi dào, ngành công nghiệp chế biến xoài tại Pakistan đã phát triển từ lâu với sự tham gia đầu tư của các thương hiệu nước trái cây hàng đầu thế giới như Nestle.
Với bốn vùng khí hậu trải dài từ Bắc xuống Nam, Pakistan không chỉ là đế chế xoài mà còn có nhiều loại trái cây phong phú có sản lượng thương mại cung cấp nguyên liệu ổn định cho công nghiệp chế biến như: táo, nho, đào, lựu, ổi… Vì vậy, Pakistan cũng là nước xuất khẩu trái cây lớn, đứng thứ 25 trên thế giới.
Theo Thương vụ Việt Nam tại Pakistan, Tập đoàn siêu thị IMTIAZ được thành lập từ năm 1955 là doanh nghiệp Pakistan tiên phong trong lĩnh vực siêu thị và hiện nay là chuỗi bán lẻ lớn nhất Pakistan với 27 siêu thị, bao trùm tất cả 12 thành phố lớn nhất Pakistan như Karachi, Lahore, Islamabad, Peshawar, Quetta... IMTIAZ hiện tại đang phân phối 52.000 sản phẩm, sở hữu hơn 10.000 thương hiệu.
Có thể nói được phân phối qua các siêu thị IMTIAZ luôn là niềm tự hào đối với bất kỳ sản phẩm nào và là sự đảm bảo chắc chắn cho 1 thị trường tiêu thụ rộng lớn với hơn 240 triệu người tiêu dùng.
Vì vậy, việc Việt Nam xuất khẩu được nước trái cây vào "đế chế" trái cây Pakistan là một thành quả đáng tự hào và có ý nghĩa to lớn trong việc phát triển cơ cấu hàng xuất khẩu sang các mặt hàng chế biến sâu có hàm lượng giá trị gia tăng cao, phát triển ngành công nghiệp chế biến nông sản, tạo đầu ra cho các mặt hàng nông sản, tránh tình trạng được mùa mất giá./.
Nguồn: vietnamplus.vn
Các bài viết cùng chuyên mục
Nhân rộng mô hình thí điểm thành công Đề án 1 triệu ha lúa chất lượng cao
Ninh Thuận: Liên kết chuỗi giá trị hướng đến xuất khẩu sản phẩm lợi thế
Kon Tum: Lý do khó phát triển diện tích chanh dây
Chuỗi tỷ USD rót vào sản xuất xanh
Làng hoa An Lạc hối hả chuẩn bị vụ Tết
Năng suất lúa sản xuất theo hướng hữu cơ tăng từ 10 - 15%
Xanh hóa quy trình sản xuất và chế biến trong xuất khẩu cá tra
Giá nhiều loại thủy sản tăng cao
Nhu cầu đặt hoa cúc mâm xôi Tết tăng cao, giá cũng tăng
Bến Tre: Mở rộng diện tích sản xuất dừa hữu cơ, đẩy mạnh xuất khẩu