Ngành gỗ Việt Nam mở rộng thị trường xuất khẩu những tháng cuối năm
05/11/2023 16:27
Theo các chuyên gia kinh tế, trong giai đoạn khó khăn hiện nay, ngành gỗ Việt Nam cần có sự hợp lực giữa nhiều cấp, ngành để mở rộng thị trường xuất khẩu và khôi phục thị trường nội địa, giúp tăng trưởng bền vững những tháng cuối năm 2023.
Ngày 3/11, tại tọa đàm "Giải pháp tăng trưởng kinh tế cuối năm 2023 - đầu năm 2024", ông Nguyễn Chánh Phương, Phó Chủ tịch kiêm Tổng thư ký Hội Mỹ nghệ và chế biến gỗ TP Hồ Chí Minh (Hawa) cho biết, tính đến tháng 10/2023, ngành gỗ xuất khẩu khoảng 10,8 tỷ USD, giảm 20% so với cùng kỳ. Mặc dù ngành gỗ vẫn còn tăng trưởng âm nhưng đà sụt giảm đã thu hẹp. Tuy nhiên, nếu muốn khôi phục đà tăng trưởng trong những tháng cuối năm 2023 và đầu năm 2024, ngành gỗ vẫn còn nhiều khó khăn và thách thức.
Theo ông Nguyễn Chánh Phương, trước dịch COVID-19, ngành gỗ luôn có mức tăng trưởng mỗi năm đạt 10 - 15%. Tuy nhiên, sau thời gian này, các doanh nghiệp gỗ Việt Nam bắt đầu đi vào vùng an toàn và có mức tăng trưởng sụt giảm do thị trường xuất khẩu vẫn còn khó khăn. Chưa kể, các doanh nghiệp Việt Nam vẫn còn yếu trong các hoạt động xúc tiến, quảng bá giao thương ở các thị trường mới nên khó mở rộng thị trường xuất khẩu. Cụ thể, hàng năm tỉ lệ doanh nghiệp Việt Nam tham gia các hội chợ thương mại xuất khẩu vẫn còn hạn chế, số lượng doanh nghiệp tham gia chỉ khoảng hơn 60%, doanh nghiệp nước ngoài cũng đến mua nhưng con số tuyệt đối không nhiều, chỉ khoảng 220 doanh nghiệp.
"Phần lớn, doanh nghiệp gỗ tại Việt Nam chủ yếu là gia công nên sản phẩm chính của doanh nghiệp không có nhiều, dẫn đến số lượng tham gia các hội chợ thương mại xuất khẩu cũng không nhiều vì ít sản phẩm để giới thiệu. Do vậy, thời gian tới, các doanh nghiệp Việt Nam muốn mở rộng thị trường xuất khẩu cần đầu tư sản phẩm, chuyển đổi xanh, chuyển đổi số, từ đó tạo lợi thế cạnh tranh", ông Nguyễn Chánh Phương nói.
Để tháo gỡ những khó khăn của ngành gỗ và mở rộng thị trường xuất khẩu sắp tới, ông Nguyễn Chánh Phương cho rằng, việc tăng cường xúc tiến thương mại giữ vai trò quan trọng khi mở rộng thị trường. Vì vậy, trong thời gian tới, để chủ động xúc tiến thương mại ở các thị trường mới, Hawa sẽ tổ chức các nhóm ngành, hàng cụ thể để xúc tiến theo đợt; đồng thời tiếp tục hợp tác 5 hiệp hội và chọn mũi nhọn khi đi xúc tiến thương mại, trong đó tập trung vào các nhóm ngành hàng đồ gỗ, thủ công mỹ nghệ nổi bật của Việt Nam…
Ngoài ra, ông Nguyễn Chánh Phương cũng khuyến nghị các doanh nghiệp nên sớm đẩy mạnh chuyển đổi xanh, chuyển đổi số trong sản xuất, xuất khẩu, thiết kế... để tăng sức cạnh tranh khi hộp nhập và mở rộng thị trường.
Nguồn: baotintuc.vn
Các bài viết cùng chuyên mục
Nhu cầu bất động sản phục vụ thương mại điện tử, logistics tăng cao
Xuất khẩu bưởi Hòa Bình sang thị trường EU
Giá xăng dầu bật tăng, mặt hàng RON95-III lên ngưỡng 20.857 đồng mỗi lít
Tiếp tục đẩy mạnh phát triển thị trường trong nước, kích cầu tiêu dùng
Vùng ngọt hóa Gò Công bội thu rau màu Thu Đông
Tạo cơ chế chủ động thu hút đầu tư vùng Đông Nam Bộ
Quảng Ninh: Thúc đẩy trồng trọt vụ Đông để khắc phục thiệt hại do bão số 3
Nông sản tìm cơ hội trong thách thức xuất khẩu
Doanh thu bán lẻ từ thị trường thương mại điện tử sẽ tăng mạnh vào năm 2025
Sản lượng lúa các tỉnh phía Bắc năm 2024 đạt trên 12,7 triệu tấn