Người cao tuổi không có lương hưu được nhận trợ cấp xã hội như thế nào?
14/02/2024 17:12
Bạn đọc hỏi: Năm 2024, người cao tuổi không có lương hưu được nhận trợ cấp xã hội như thế nào? Việc nhận trợ cấp xã hội cần liên hệ với ai?
Về vấn đề này, Nghị định số 20/2021/NĐ-CP của Chính phủ quy định chính sách trợ giúp xã hội đối với đối tượng bảo trợ xã hội, có hiệu lực từ ngày 1/7/2021, quy định 8 nhóm đối tượng bảo trợ xã hội hưởng trợ cấp xã hội hàng tháng.
Theo đó, năm 2024, người cao tuổi thuộc một trong các trường hợp quy định sau đây sẽ hưởng trợ cấp xã hội hàng tháng:
Người cao tuổi thuộc diện hộ nghèo, không có người có nghĩa vụ và quyền phụng dưỡng hoặc có người có nghĩa vụ và quyền phụng dưỡng nhưng người này đang hưởng trợ cấp xã hội hàng tháng;
Người cao tuổi từ đủ 75 tuổi đến 80 tuổi thuộc diện hộ nghèo, hộ cận nghèo đang sống tại địa bàn các xã, thôn vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi đặc biệt khó khăn;
Người từ đủ 80 tuổi trở lên không có lương hưu trợ cấp bảo hiểm xã hội hàng tháng, trợ cấp xã hội hàng tháng;
Người cao tuổi thuộc diện hộ nghèo, không có người có nghĩa vụ và quyền phụng dưỡng, không có điều kiện sống ở cộng đồng, đủ điều kiện tiếp nhận vào cơ sở trợ giúp xã hội nhưng có người nhận nuôi dưỡng, chăm sóc tại cộng đồng.
Mức chuẩn trợ giúp xã hội là 360.000 đồng/tháng. Tùy theo khả năng cân đối của ngân sách, tốc độ tăng giá tiêu dùng và tình hình đời sống của đối tượng bảo trợ xã hội, cơ quan có thẩm quyền xem xét, điều chỉnh tăng mức chuẩn trợ giúp xã hội cho phù hợp; bảo đảm tương quan chính sách đối với các đối tượng khác.
Mức trợ cấp xã hội hàng tháng quy định hệ số 1,5 đối với người cao tuổi thuộc diện hộ nghèo, không có người có nghĩa vụ và quyền phụng dưỡng hoặc có người có nghĩa vụ và quyền phụng dưỡng nhưng người này đang hưởng trợ cấp xã hội hàng tháng, từ đủ 60 tuổi đến 80 tuổi; tương ứng được trợ cấp xã hội 540.000 đồng/tháng.
Hệ số 2,0 đối với người cao tuổi thuộc diện hộ nghèo, không có người có nghĩa vụ và quyền phụng dưỡng hoặc có người có nghĩa vụ và quyền phụng dưỡng nhưng người này đang hưởng trợ cấp xã hội hàng tháng, từ đủ 80 tuổi trở lên; tương ứng mức trợ cấp xã hội 720.000 đồng/tháng.
Hệ số 1,0 đối với người cao tuổi từ đủ 75 tuổi đến 80 tuổi thuộc diện hộ nghèo, hộ cận nghèo đang sống tại địa bàn các xã, thôn vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi đặc biệt khó khăn; và người từ đủ 80 tuổi trở lên không có lương hưu, trợ cấp bảo hiểm xã hội hàng tháng, trợ cấp xã hội hàng tháng; tương ứng với trợ cấp xã hội 360.000 đồng/tháng.
Hệ số 3,0 đối với người cao tuổi thuộc diện hộ nghèo, không có người có nghĩa vụ và quyền phụng dưỡng, không có điều kiện sống ở cộng đồng, đủ điều kiện tiếp nhận vào cơ sở trợ giúp xã hội nhưng có người nhận nuôi dưỡng, chăm sóc tại cộng đồng; tương ứng mức trợ cấp xã hội 1,08 triệu đồng/tháng.
Do đó, bạn căn cứ cụ thể vào độ tuổi, vùng và tình trạng hiện tại (hộ nghèo, cận nghèo, người có nghĩa vụ phụng dưỡng…) và liên hệ với chính quyền địa phương, phòng Lao động, Thương binh và Xã hội có hỗ trợ cụ thể.
Nguồn: baotintuc.vn
Các bài viết cùng chuyên mục
Thông qua Luật Phòng cháy, chữa cháy và cứu nạn, cứu hộ
Xử phạt doanh nghiệp đặt quảng cáo sản phẩm tại kênh Youtube có nội dung vi phạm
Quy định mới về quản lý trang thông tin điện tử, mạng xã hội
Việt Nam hoan nghênh thỏa thuận ngừng bắn giữa Israel và Hezbollah
Thúc đẩy ngành game Việt Nam phát triển vươn tầm thế giới
Quyết liệt đấu tranh với các nền tảng xuyên biên giới
Thông qua Luật Phòng, chống mua bán người (sửa đổi)
Hướng dẫn một số nội dung về đăng ký, quản lý cư trú
Chung tay xóa nhà tạm, nhà dột nát trên địa bàn tỉnh trong năm 2025
Thông qua Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Bảo hiểm y tế